#hoa cúc trắng
Explore tagged Tumblr posts
dienhoaxanh · 1 year ago
Text
hoa cúc trắng là một trong những loại hoa tang lễ phổ biến nhất. Cùng Điện hoa xanh tìm hiểu ý nghĩa hoa cúc trắng và mẫu vòng hoa cúc trắng đám tang đẹp nhất
0 notes
haikuandmore · 1 month ago
Text
Tumblr media
White chrysanthemums near my pillow scent the night... in my dream how many autumns did I pass through? Hoa cúc trắng kề bên gối tẩm hương cho đêm… trong giấc mơ, bao mùa thu tôi đã đi qua?
·
My wish is to see a cloudless moon above the lotus flower in my next life. Trong kiếp sau tôi ước được thấy một vầng trăng không mây trên một đóa hoa sen. - Ōtagaki Rengetsu
Art: Chen Jialing Dịch Việt: Bạt Xứ
10 notes · View notes
halyyhpa · 3 months ago
Text
Tớ và len.
Ngày nhỏ, vào mỗi độ thu sang, mẹ tớ thường dành một khoảng thời gian mỗi ngày đan áo len cho tớ để kịp đến khi đông về. Bởi vì được làm bằng len hay chính tay mẹ đan cho tớ, nên được mặc những chiếc áo ấy, tớ cảm thấy rất ấm áp. Mẹ cũng từng kể rằng, ngày còn trẻ, khi mới sinh anh trai tớ, còn trong thời gian nghỉ thai sản nên mẹ chưa thể quay lại cơ quan, lúc ấy mẹ tớ đã nhận len về để đan mũ, áo để kiếm tiền. Qua những lời kể ấy, tớ được biết về len và bộ môn đan len. Nhưng khi ấy, tầm hiểu biết của tớ hãy còn non nớt, tớ mặc nhiên cho rằng với len, ta chỉ có thể đan mà thôi.
Khi lớn hơn một chút, được tiếp xúc với mạng xã hội, trong một lần tình cờ, tớ nhìn thấy một video về việc người ta sử dụng một cây kim móc và những cuộn len để tạo nên những bông hoa, những con vật. Đây là lần đầu tiên tớ biết rằng, len không chỉ dùng để làm thành những cái mũ, cái áo, cái quần, những thứ ta có thể vận lên người mà hơn thế nữa, len có thể tạo nên những món đồ dùng để trang trí lại vô cùng nhỏ xinh, dễ thương như vậy. Ngay từ khoảnh khắc đó, tớ đã có hứng thú với bộ môn móc len.
Trùng hợp là vào thời điểm đó, chỉ còn hai tháng nữa là đến ngày Nhà giáo Việt Nam và tớ muốn tự tay làm quà tặng cho những cô giáo tớ yêu quý. Vậy là từ đó, tớ bắt đầu mày mò học móc len. Bởi lẽ là lần đầu nên tớ gặp rất nhiều khó khăn, tớ không biết cầm kim sao cho đúng, quấn len vào ngón tay sao cho chắc chắn mà vẫn sợi len vẫn dễ dàng di chuyển. Tớ mất một lúc lâu mới có thể cố định được kim móc và sợi len trên hai bàn tay.
Sau đó, tớ tìm hiểu những mũi cơ bản trên YouTube. Lại có thêm có một thử thách mới, có đôi lúc tớ không biết cách đưa len qua các mũi để rồi khiến nó bị tách sợi, và cũng vì tính hậu đậu, tớ làm cho một phần cuộn len bị rối tung. Phải mất đến một tháng tớ mới học xong 4 mũi cơ bản, có đôi lúc tớ ngẫm lại, tớ thấy hơi tiếc vì mình có thể học xong 4 mũi trong vòng chưa đến hai tuần nhưng vì sợ nhanh quên và sợ khó nên lại thành ra mỗi tuần học một mũi. Thôi thì dù sao thì mình đã hoàn thành xong những điều cơ bản rồi.
Thành phẩm đầu tiên của tớ là một miếng len “hình chữ nhật”, để trong ngoặc là bởi vì nó còn méo mó, các hàng chưa được đều nhau. Nhưng bởi vì chỉ còn một tháng nữa là đến ngày Nhà giáo Việt Nam, tớ lại mới học móc nên đối với tớ, thời gian đó rất gấp gáp, tớ quyết định móc những bông hoa tulip, món quà tớ định tặng các cô luôn. Có một điều mà khi học những điều cơ bản về môn móc len mà tớ không để ý, phải đến khi bắt tay vào móc bông hoa tulip tớ mới biết đến, đó là vòng tròn ma thuật. Vòng tròn này đúng là có “ma thuật” khiến cho tớ vô cùng bối rối, tớ lại liên tục mắc lỗi sai, tớ đã quan sát trên video nhưng vẫn không biết cách thắt nút để tạo nên vòng tròn, đến khi thắt được rồi lại loay hay mãi mới móc xong hàng đầu tiên và rất nhiều lần tháo len ra vì siết dây của vòng tròn sai cách. Lần đầu nào ắt đều có thử thách và lần đầu của tớ không chỉ gặp vô số khó khăn vì tớ phải tự học tất cả (mẹ tớ biết về len nhưng mẹ chỉ thạo về đan chứ không biết về móc) mà còn thất bại ngay từ lần đầu. Bông hoa tuplip đầu tiên tớ móc nhồi bông bị ngược phần len, bên len đúng bị quay vào trong mất rồi, trông giống như khi ta mặc áo ngược vậy, không đẹp chút nào, và tớ phải bỏ bông hoa đó đi.
Tumblr media
Trải qua những gian khó, nói hơi quá nhỉ, tớ đã móc xong 3 bông hoa tulip theo từng màu: xanh, hồng,… hồng kết hợp với tím (sự kết hợp này tồn tại vì thất bại tớ đã kể trên, tớ hết len màu tím:)). Tuy chúng chưa được đẹp mắt lắm nhưng tớ vẫn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy các vui vẻ đón nhận món quà của tớ. Chính điều đó giúp tớ có thêm động lực để tiế tục theo đuổi bộ môn móc len này.
Tumblr media
6 tháng qua đi, tớ quyết định thử móc thêm một món đồ nữa để tặng các cô nhân dịp kết thúc năm học, tớ đã chọn hoa cúc trắng. Nhưng vì tớ thấy một bông hoa cúc quá nhỏ và cánh hoa bị quăn lại vào trong nên tớ thôi không tặng nữa.
Đó cũng là lúc đất trời bước vào hạ, kì nghỉ hè của tớ đã đến. Vì năm học tới tớ sẽ lên lớp 9, có một kì thi chuyển cấp rất quan trọng phía trước nên tớ quyết định làm quà tặng 20/11 luôn trong hè. Nhưng khác với lần trước, lần này tớ đã có được những hiểu biết, kinh nghiệm, tớ tìm hiểu những bông hoa trông có vẻ “khó” móc hơn, tớ tiếp tục chọn hoa tulip nhưng có từng lớp cánh hoa một, tớ chọn hoa lavender, hoa cầm chướng (tớ thật sự rất thích những bông hoa len này, tai vì trông nó rất thích mắt) và hoa hướng dương. Nếu như lần trước, tớ chỉ móc 3 bông lẻ thì lần này tớ làm 4 bó hoa với 4-5 bông hoa khác nhau. Tớ biết thành quả ấy còn nhiều thiếu sót nhưng khi đã làm được rồi, tớ cảm nhận rằng nó không hẳn quá khó. Chính tớ khi nhìn vào những bó hoa ấy thấy được hình ảnh miệt mài của mình, của thành quả chỉn chu, tớ cũng không nỡ tặng (tự thấy mình hơi tự cao). Nhưng khi nhận được nhưng lời tấm tắc khen ngợi, lời cảm ��n sâu sắc của các cô, tớ thấy mình cho đi để nhận lại những điều hành phúc cũng đáng đấy chứ.
Tumblr media Tumblr media
*T kh hề bốc phét, t móc 4 bó hoa thật nhưng 2 ảnh này t thích nhất mà Tumblr chỉ cho giới hạn 10 ảnh nên kh thể thêm đc nữa🥰
Vậy là mong muốn được nuôi dưỡng sở thích móc len lâu dài bắt đầu nhóm lên trong tớ. Có điều tớ móc tặng cho 3-4 cô nhưng chưa từng móc cho mình một mòn đồ nào cả. Và khi còn thừa len từ những lần móc trước, tớ quyết định móc cho mình một chiếc móc kháo bông hoa hướng dương nhỏ. Thời gian sao đó, tớ phải gác lại sở thích này vì cần ôn thi cho kì thi sắp tới
Tumblr media
Đến hè năm nay, tớ quay lại với sở thích ấy. Tớ không còn móc nhiều hoa nữa mà móc những con vật, đúng là chúng rất đáng yêu. Nhìn vào những món đồ ấy, tớ càng thích bộ môn này hơn bao giờ hết. Tớ cảm thấy vui và có chút tự hào khi có thể tự tay tạo ra những món len xinh xắn như vậy.
Có người đề xuất rằng, “Ly móc khéo như vậy hay thử bán xem sao”. Tớ cười trừ và cho qua lời gợi ý này. Bởi vì đầu tiên, tớ chưa móc đẹp hơn ai, sản phẩm tớ làm ra vẫn còn rất nhiều sai sót, ai kĩ tính sẽ dễ dàng nhìn ra, mà một món đồ bán ra phải tương xứng với số tiền người mua bỏ ra nên tớ không đảm bảo mình có thể “kinh doanh” những món đồ chưa đủ chất lượng. Vả lại, tớ vẫn chỉ biết móc theo trên YouTube chứ vẫn chưa biết nhìn kí hiệu trên ảnh để móc theo, tớ chưa thực sự nhuần nhuyễn với bộ môn này. Điều thứ hai, quan trọng hơn cả, tớ chỉ coi móc len là sở thích chứ không coi móc len là công việc kinh doanh. Tớ cảm thấy rất thư giãn rất nhiều khi móc len, cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn thấy thành quả của mình, chính bởi vậy mà tớ không muốn phá vỡ những niềm vui giản đơn của tớ bằng áp lực của kinh doanh được.
Sở thích móc len đến với tớ như một định mệnh vậy. Tớ luôn cảm thấy rất vui khi có thêm một sở thích nhỏ này và tớ hi vọng rằng sở thích ấy sẽ tiếp tục đi cùng tớ theo sự trôi chảy của thời gian.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
3 notes · View notes
dinhthang · 1 year ago
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA TRẮNG
Tên khác: Cúc hoa, Bạch cúc. Tên khoa học: Chrysanthemum moriflorum Ramat (Chrysanthemum sinense Sabine). Họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc: Cúc hoa có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản; nhập trồng ở Việt Nam từ lâu đời làm cây cảnh, cây thuốc và điều chế rượu. Cây thảo nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, rễ chùm phát triển theo chiều ngang, từ những mấu sát gốc. Lá xẻ thuỷ có răng, mặt dưới có lông. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, mọc nhiều trên một cành. Tràng hoa hình ống đính vào bầu. Các cánh phía ngoài có màu sắc đậm, xếp thành hàng với nhiều dạng cánh. Có nhiều giống phổ biến: Cúc vàng (to, nhỏ), Cúc trắng, Cúc đại đoá, Cúc đỏ, Cúc tím, Cúc hoa cà, Cúc móng rồng, Cúc mâm xôi. Cúc ưa khí hậu mát, trung bình không cao quá 32 - 35°C, không thấp dưới 10°C, độ ẩm trên 80%; gây giống bằng hạt, mầm già hay ngọn. …
Kiêng kỵ: Người có chứng dương hư, nhức đầu và sự lạnh nên kiêng dùng. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaCảmSốt #ChữaHoHen #ĐauĐầuChóngMặt
4 notes · View notes
vancordecor · 10 months ago
Text
Decor phòng khách đẹp ngày Tết
Trong những ngày cuối năm, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp nơi, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và hương thơm của những kí ức truyền thống. Trong không gian gia đình, phòng khách đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không khí ấm cúng, vui tươi cho mọi người trong gia đình cùng những người thân yêu. Việc trang trí phòng khách một cách đẹp mắt, sang trọng không chỉ làm tăng thêm sự phấn khích cho mùa Tết mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với nền văn hóa truyền thống.
Một trong những ý tưởng trang trí phòng khách phổ biến nhất trong dịp Tết là sử dụng màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng. Đỏ biểu tượng cho may mắn, sức khỏe và niềm vui, trong khi vàng thường được liên kết với sự giàu có và thịnh vượng. Bạn có thể sử dụng những chiếc đèn trang trí đỏ và vàng để tạo điểm nhấn, hoặc thậm chí là lựa chọn rèm cửa, bàn trang điểm, hoặc bàn sofa với gam màu này. Những chiếc gối đỏ và vàng cũng là một cách tuyệt vời để làm mới không gian và thêm vào đó làm cho phòng khách trở nên ấm cúng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng cây cỏ may mắn như cây lưỡi hổ hay cây cỏ dại cũng là một ý tưởng tuyệt vời để tăng thêm sự tươi mới cho phòng khách. Bạn có thể đặt chúng trong các lọ hoa trang trí và đặt ở những góc nhỏ, trên bàn trang điểm hoặc trên kệ sách. Cây cỏ may mắn không chỉ mang lại sự tinh tế mà còn được coi là biểu tượng của sự phồn thịnh và may mắn theo quan điểm dân gian.
Không thể nào quên những chiếc đèn lồng truyền thống, những đồ trang trí như hình ảnh con gà và chữ cái "Phúc" được làm từ đèn Led. Những vật trang trí nhỏ này không chỉ làm cho phòng khách trở nên độc đáo mà còn mang lại không khí Tết truyền thống. Bạn có thể treo đèn lồng trên trần nhà hoặc dùng chúng làm đèn trang trí bàn ăn. Đồ trang trí như hình con gà và chữ "Phúc" có thể đặt ở những nơi nhất định để tạo điểm nhấn cho không gian.
Việc chọn lựa các loại hoa tươi sáng tạo cũng là một cách tuyệt vời để trang trí phòng khách trong dịp Tết. Hoa đào, hoa mai, hoa lì xì, hoa cúc trắng là những loại hoa truyền thống được ưa chuộng và có ý nghĩa lớn trong văn hóa Việt Nam. Bạn có thể bày các bình hoa trên bàn trang điểm, kệ sách, hoặc thậm chí là treo chúng trên tường để tạo nên không khí tươi mới và trang nhã.
Cuối cùng, không gian Tết không chỉ được tạo nên từ các đồ trang trí, mà còn từ âm nhạc và mùi hương. Bạn có thể bật những bản nhạc Tết truyền thống như "Chúc Mừng Năm Mới" để làm cho không khí trở nên sôi động và phấn khích. Mùi hương của nến hoa quả, nến nhang cũng làm cho phòng khách thêm phần ấm áp và tràn đầy năng lượng tích cực.
Tóm lại, việc trang trí phòng khách đẹp trong ngày Tết không chỉ là để tạo nên không gian đẹp mắt mà còn là để tạo ra một không khí ấm áp, đầy đủ năng lượng tích cực cho mọi người trong gia đình. Bằng cách kết hợp giữa màu sắc, vật trang trí và các yếu tố âm nhạc, bạn có thể tạo ra một không gian Tết truyền thống và độc đáo cho ngôi nhà của mình.
Liên hệ ngay với Vancor Decor để có căn phòng đẹp đón Tết nhé bạn!!!
2 notes · View notes
dienhoahaihavn · 1 year ago
Text
Hoa sinh nhat me (+199 Mau hoa dep lam me hanh phuc)
“Đội ơn chín chữ cù lao,
Sinh thành kể mấy non cao cho bằng.“
Chín chữ cù lao ấy bao gồm chín ơn lớn là: Sinh – Cúc – Phủ – Súc – Trưởng – Dục – Cố – Phục – Phúc.
Không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh ra, ơn sinh thành dưỡng dục báo đền làm sao cho hết? 
” Tình cha bao la như núi cao ngang trời./ 
Tình mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông./ 
Dù cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành./
Dù mẹ làm sao vẫn luôn mang nặng đẻ đau./”
Cha mẹ là những người luôn hy sinh thầm lặng, gáng vác bao nỗi nhọc nhằn, lo toan cuộc sống để nuôi dưỡng ta trưởng thành nên người, là nơi chốn bình yên để ta quay về bất cứ khi nào.
Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, môi trường công việc mà con cái thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với cha mẹ. Tuy nhiên, đừng vì cuộc sống hiện đại xô bồ mà quên đi việc quan tâm, gần gũi, chăm nom săn sóc cha mẹ. Đạo làm con đôi khi chỉ đơn giản là sớm thăm tối viếng, quạt nồng ấp lạnh, chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu… Hãy khiến cho ngày nào cũng trở thành ngày hiếu đạo.
Để thay lời cảm ơn, trao gửi những tình cảm trân quý, sự quan tâm đó bạn hãy dành tặng cha mẹ những bó hoa tươi thắm rực rỡ. Vào ngày sinh nhật, một bó hoa mừng sinh nhật mẹ hay một giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố đơn giản cũng sẽ khiến bố mẹ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
Vậy sinh nhật mẹ tặng hoa gì đẹp, ý nghĩa nhất? Hoa tặng sinh nhật bố nên chọn hoa gì thích hợp?
Hoa tươi là món quà vô giá của thiên nhiên, ngoài việc làm đẹp cho đời, mỗi loại hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau. Trong đó có các loài hoa mang ý nghĩa cao cả về tình mẫu tử thiêng liêng, sự biết ơn của con cái đối với bố mẹ hay còn được gọi là “hoa hiếu thảo.” Hãy cùng Điện Hoa Hải Hà tìm hiểu ý nghĩa các loại hoa chúc mừng sinh nhật mẹ, hoặc dành tặng bố thích hợp nhất.
Hoa Cẩm Chướng – hoa mẫu tử:
Là loài hoa lưỡng tính thường có mùi thơm quyến rũ, cánh hoa mỏng manh, đối xứng xuyên tâm, nhiều màu sắc. Từ năm 1907, hoa Cẩm Chướng đã được lựa chọn là biểu tượng trong Ngày của Mẹ ở những nước phương Tây. Vào ngày này, người ta thường sẽ tặng hoa cẩm chướng cho người mẹ kính yêu của mình để thể hiện sự kính mến, lòng biết ơn sâu sắc. Một bó hoa chúc mừng sinh nhật mẹ Cẩm Chướng hồng sẽ là lựa chọn thích hợp nhất, mang đầy ý nghĩa.
Hoa Lan Hồ Điệp:
Hoa mang vẻ đẹp thanh cao, quý phái. Cánh hoa tròn đầy, đối xứng nhau, mùi hương thanh khiết là món quà hoàn hảo kết thành giỏ hoa tặng mẹ ngày sinh nhật với mong muốn gia đình đoàn viên sung túc, cha mẹ khoẻ mạnh để con cháu được hiếu thảo, yêu thương đủ đầy.
Hoa Cúc – Hoa hiếu thảo:
Bắt nguồn từ câu chuyện về một cô bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, trải qua bao gian khó, khổ ải cuối cùng cũng tìm thấy bông hoa thần kỳ giúp mẹ có thể sống lâu trên đời, nhưng trớ trêu thay bông hoa chỉ có 5 cánh, mỗi cánh hoa là số năm mà mẹ có thể sống trên trần gian. Quá đau lòng nên cô bé đã xé nhỏ những cánh hoa tới mức không thể đếm được với hy vọng sẽ mãi được bên cạnh mẹ. Vì vậy, khi nhắc đến hoa Cúc, người ta nghĩ ngay đến lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, mong cho cha mẹ luôn trường thọ, cát tường.
Có thể sử dụng cúc Hoạ Mi, cúc Đồng Tiền, cúc Bách Nhật, cúc Tana…kết thành bó hoa, giỏ hoa hoa đẹp tặng sinh nhật mẹ vừa tinh tế vừa ý nghĩa.
Hoa Hồng:
Hoa hồng là loài hoa được dùng trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Những ai còn cha còn mẹ sẽ hạnh phúc được cài lên ngực áo cành hoa hồng đỏ. Những ai không may mất mẹ mất cha thì cài lên mình bông hoa hồng trắng. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Hoa hồng tặng sinh nhật mẹ như một lời cảm ơn, cảm ơn mẹ cha vẫn luôn bên con, bảo vệ chở che cho con trước giông bão cuộc đời.
Hoa Ly:
Hoa Ly từ lâu đã được mệnh danh là một loài hoa thanh cao, tràn đầy sức sống với hương thơm đặc biệt thanh khiết. Trong Thần thoại Hy Lạp, hoa Ly là biểu tượng cho tình mẫu tử với lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Một bó hoa tặng sinh nhật mẹ hay giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố hoa Ly vừa sang trọng, lại vừa ý nghĩa. Những cành hoa Ly màu hồng và màu trắng. Là màu hoa được nhiều người chọn để dành tặng bố mẹ của mình.
Hoa Mẫu Đơn – Ngọn lửa trái tim của Mẹ:
Sự tích hoa Mẫu Đơn là câu chuyện cảm động về sự chiến đấu, hy sinh của một người mẹ yêu nước, quyết tâm bảo vệ con cái và quê hương. Nơi mẹ hy sinh, một bông hoa đỏ rực rỡ hình ngọn lửa mọc lên từ trái tim còn vẹn nguyên và nóng bỏng. Và Mẫu Đơn chính là tên loài hoa đấy. Dành tặng một bó hoa sinh nhật mẹ Mẫu Đơn với thông điệp về tình yêu thương vô bờ bến và hạnh phúc gia đình luôn đong đầy.
Hoa Hương Dương :
Bông hoa vàng rực rỡ, kiên cường, mạnh mẽ, luôn hướng về phía mặt trời. Nó là biểu tượng của sự trường thọ, lạc quan. Bó hoa tặng sinh nhật mẹ hoa Hướng Dương thay lời cảm ơn đến những hy sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho con, mẹ mãi luôn là vầng dương ấm áp chiếu soi đời con.
Hoa Sen: 
Quốc hoa của Việt nam chính là hoa Sen, loài hoa thanh cao của nghị lực phi thường, khí phách quật cường như người mẹ Việt nam cao quý. Trong Phật giáo, hoa Sen được biết đến với sự tinh khiết, trong sáng. Hoa tặng mẹ ngày sinh nhật sử dụng hoa Sen giúp tĩnh tâm, mang lại sự thanh tịnh, an nhiên, giũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống.
Mua hoa sinh nhật tặng mẹ, hoa chúc mừng sinh nhật bố tại Điện Hoa Hải Hà.
Để chọn được những bó hoa đẹp tặng mẹ sinh nhật, hay những giỏ hoa tặng sinh nhật bố ý nghĩa nhất, bạn có thể đặt hàng trực tuyến hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng Điện Hoa Hải Hà có mặt khắp 63 tỉnh thành.
Điện Hoa Hải Hà chuyên cung cấp các mẫu hoa tặng sinh nhật bố mẹ,  hoa đẹp chúc mừng sinh nhật vợ yêu, hoa tặng sinh nhật bạn gái độc đáo. Dịch vụ điện hoa sinh nhật toàn quốc tất cả 63 tỉnh thành. Những bông hoa tươi thắm rực rỡ sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời để dành tặng những người thân yêu, quan trọng nhất cuộc đời.
Đặt hoa tặng sinh nhật tại Điện Hoa Hải Hà có nhiều ưu đãi:
– Được tư vấn mẫu hoa sinh nhật bố mẹ thích hợp, ý nghĩa nhất.
– Hoa đảm bảo mới, tươi đẹp, chất lượng.
– Nghệ nhân cắm hoa chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm sẽ sáng tạo ra mẫu hoa ưng ý, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
– Giao hoa nhanh, gửi điện hoa uy tín, nhân viên giao hàng lịch sự, tận tình.
– Tặng kèm thiệp, miễn phí in băng chữ đẹp, lời chúc ý nghĩa.
– Giá hoa ưu đãi nhất.
Nguồn bài viết: https://dienhoahaiha.com/danh-muc/hoa-sinh-nhat/hoa-sinh-nhat-bo-me/
6 notes · View notes
thi-an · 5 days ago
Text
Trà – 1 thức uống truyền thống và đa dạng của người Việt
Trà từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực và đời sống của người Việt. Từ những buổi sáng sớm đến những buổi chiều muộn, trà không chỉ là một thức uống giải khát mà còn là biểu tượng của sự thanh tao, gần gũi và kết nối giữa con người với thiên nhiên. Việt Nam có truyền thống uống trà từ nhiều thế kỷ qua, và điều này đã tạo nên một nền văn hóa thưởng trà phong phú với nhiều loại trà khác nhau, từ trà xanh, trà đen cho đến các loại trà hoa. Hãy cùng Tiệm Trà Monkey khám phá thông qua bài viết này nhé.
1. Nguồn gốc của văn hóa uống trà
Nguồn gốc của trà tại Việt Nam có liên quan mật thiết đến các nền văn minh lúa nước ở châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu lịch sử, trà đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước và trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống, cũng như đời sống hàng ngày. Từ tầng lớp quý tộc, quan lại cho đến người dân lao động, trà luôn được trân trọng và coi như một biểu tượng của sự thanh tịnh và tinh khiết.
Ở Việt Nam, văn hóa uống trà đã được phát triển và biến tấu qua nhiều thế hệ. Người dân không chỉ thưởng thức trà vào các dịp đặc biệt mà còn biến nó thành một thói quen hàng ngày, từ những quán trà đá ven đường đến những buổi trà đạo trang trọng. Điều này thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa trà và đời sống văn hóa của người Việt.
Tumblr media
2. Sự đa dạng trong các loại trà Việt
Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng và phong phú về các loại trà, mỗi loại đều mang trong mình những đặc trưng riêng về hương vị, màu sắc và cách chế biến. Tùy vào khu vực địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu mà mỗi vùng miền tại Việt Nam có những loại trà đặc sản riêng biệt.
Trà xanh
Trà xanh là loại trà phổ biến nhất tại Việt Nam và cũng là một trong những loại trà có lịch sử lâu đời nhất. Được làm từ lá trà non, trà xanh có màu sắc tươi sáng và hương vị thanh mát. Loại trà này thường được chế biến bằng cách sao khô ngay sau khi thu hái để giữ nguyên được màu xanh và hương vị tự nhiên của lá trà. Trà xanh được sản xuất chủ yếu ở các vùng cao như Thái Nguyên, Lào Cai và Tuyên Quang.
Trà đen
Trà đen là một loại trà khác rất được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Khác với trà xanh, trà đen trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn, tạo ra hương vị đậm đà, mạnh mẽ hơn và có màu nước nâu đỏ đặc trưng. Trà đen thường được dùng trong các bữa tiệc trà buổi chiều hoặc kết hợp với sữa để tạo ra một loại thức uống thơm ngon.
Trà Ô long
Trà Ô long là loại trà lên men bán phần, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã trở nên phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trà Ô long được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng, không quá chát như trà xanh nhưng cũng không quá đậm như trà đen. Loại trà này thường được chế biến cầu kỳ và đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng giai đoạn từ thu hái đến lên men.
Trà shan tuyết
Trà shan tuyết là loại trà quý hiếm được sản xuất từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở vùng núi cao như Hà Giang, Yên Bái. Những cây chè này thường sinh trưởng ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, nơi có khí hậu lạnh quanh năm. Trà shan tuyết có hương vị đặc trưng, với một chút chát nhẹ ban đầu và hậu vị ngọt thanh dễ chịu. Loại trà này thường có lớp tuyết trắng phủ trên búp chè, tạo nên sự độc đáo trong từng tách trà.
Trà hoa
Bên cạnh các loại trà làm từ lá chè, trà hoa cũng là một phần quan trọng trong văn hóa trà của Việt Nam. Trà hoa thường được làm từ các loại hoa như hoa nhài, hoa sen, hoa hồng, hoa cúc… và mang lại những hương vị và màu sắc tươi mới cho trà. Trà hoa không chỉ được uống đơn thuần mà còn có thể kết hợp với các loại trà khác để tăng thêm hương vị và tạo nên những trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức.
3. Quy trình sản xuất trà truyền thống
Việt Nam có nhiều phương pháp chế biến trà khác nhau, tùy thuộc vào loại trà và vùng sản xuất. Tuy nhiên, quá trình chế biến trà nhìn chung bao gồm các bước cơ bản như sau:
Thu hái
Việc thu hái lá trà là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình sản xuất. Lá trà thường được hái vào buổi sáng sớm, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá. Ở nhiều vùng, lá trà được hái bằng tay để đảm bảo sự chọn lọc kỹ lưỡng và giữ nguyên hương vị tinh khiết của trà.
Làm héo
Sau khi được thu hái, lá trà sẽ được phơi nắng hoặc để trong nhà để làm héo. Quá trình này giúp làm giảm lượng nước trong lá trà, đồng thời làm mềm lá, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chế biến tiếp theo.
Sao khô
Sao khô là công đoạn quan trọng giúp giữ lại hương vị và màu sắc của trà. Lá trà được đưa vào chảo sao với nhiệt độ cao, đảo đều để đảm bảo lá trà không bị cháy và giữ nguyên được hương thơm tự nhiên. Đây là công đoạn yêu cầu kỹ năng cao của người làm trà, đặc biệt đối với các loại trà đặc sản như trà xanh hay trà shan tuyết.
Ủ trà
Quá trình ủ trà thường được áp dụng cho các loại trà như trà Ô long hay trà đen, giúp lá trà lên men một phần hoặc toàn phần. Quá trình này giúp làm thay đổi hương vị, màu sắc của trà, tạo ra những loại trà có hương vị phức tạp và đậm đà hơn.
4. Văn hoá thưởng trà
Thưởng trà là một phần không thể thiếu trong văn hóa trà Việt. Từ những tách trà nóng trong các quán trà đá ven đường cho đến các buổi trà đạo trang trọng, trà luôn là cầu nối giữa con người và thiên đường nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Người Việt thường uống trà vào những dịp quan trọng như lễ Tết, cưới hỏi hoặc đơn giản là trong những buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình.
Trà đạo Việt Nam
Trà đạo là một nét đẹp trong văn hóa thưởng trà của người Việt, tập trung vào cách thức pha trà và thưởng thức trà theo nghi thức truyền thống. Trong trà đạo, không chỉ hương vị trà được coi trọng mà còn cả cách pha trà, bày biện và thưởng thức. Đây là dịp để con người tìm lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn, rũ bỏ những lo toan trong cuộc sống.
Thưởng trà đời thường
Bên cạnh trà đạo, người Việt còn có thói quen uống trà trong đời sống hàng ngày. Từ những tách trà trong quán ven đường cho đến những buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè, trà luôn hiện diện và đóng vai trò quan trọng. Trà giúp kết nối con người, tạo không gian gần gũi và thân thiện hơn trong mỗi cuộc trò chuyện.
Kết luận
Trà đã và đang là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và đời sống của người Việt. Từ những loại trà cổ truyền như trà xanh, trà đen cho đến các loại trà hiện đại như trà hoa, mỗi loại trà đều mang trong mình những giá trị riêng biệt. Trà không chỉ là thức uống mà còn là cầu nối tinh thần, là sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên và giữa các thế hệ.
0 notes
thptngothinham · 12 days ago
Text
Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ, hướng dẫn làm bài chi tiết và tuyển tập văn mẫu hay phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.    Cùng THPT Ngô Thì Nhậm đi vào phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để thấy được hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động, qua đó thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Để hoàn thành tốt đề văn này, mời các em tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi bao gồm dàn ý, sơ đồ tư duy và tuyển tập các bài văn mẫu hay, đạt điểm cao.  Cùng tham khảo ngay ... Hướng dẫn phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 1. Phân tích yêu cầu đề bài - Yêu cầu đề bài: Phân tích nội dung, nghệ thuật của khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh được nhắc đến trong khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Luận điểm chính khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ Trong nội dung phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ, các em cần lưu ý bám sát 3 luận điểm chính quan trọng nhất đó là: - Luận điểm 1: Lời trách yêu của người con gái, làm sống dậy tâm hồn nhà thơ về với quê hương xứ Huế thân yêu - Luận điểm 2: Cảnh thiên nhiên xứ Huế, cảnh vật nơi thôn Vĩ Dạ - Luận điểm 3: Hình ảnh con người xuất hiện, thể hiện tình yêu trong trắng, thanh thản, đắm say. 3. Kiến thức cần nắm vững về khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ Vì phạm vi đề bài gói gọn trong khổ 1 của bài Đây thôn Vĩ Dạ nên các em chủ yếu cần củng cố lại những kiến thức đã học liên quan đến khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. a) Nội dung khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh thiên nhiên và con người thôn Vĩ với những nét đẹp hài hòa hiện lên trong tâm tưởng, hoài niệm của tác giả. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền" b) Nghệ thuật khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Câu hỏi tu từ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" - Nghệ thuật so sánh: "xanh như ngọc" - Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh tượng trưng, giàu sức liên tưởng: “xanh như ngọc”, “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Lập dàn ý phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, tài hoa nhưng bạc mệnh, mất sớm vì bệnh tật. Ông đã để lại cho nền văn chương Việt Nam một lượng tác phẩm có giá trị. + Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của nhà thơ với bà Hoàng Thị Kim Cúc. - Khái quát nội dung đoạn thơ thứ nhất bài Đây thôn Vĩ Dạ: Khung cảnh thiên nhiên và con người thôn Vĩ hài hòa hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ. 2. Thân bài: Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 a) Luận điểm 1: Lời trách yêu của người con gái, làm sống dậy tâm hồn nhà thơ về với quê hương xứ Huế thân yêu (Câu thơ mở đầu) - Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" + Lời trách yêu của một người con gái, trong đó ẩn giấu sự dỗi hờn và cả sự ngóng trông da diết. + Thực tế thì không có một người con gái nào đang trực tiếp đối mặt với Hàn Mặc Tử, bởi vậy có lẽ lời trách yêu này là cất lên từ những bức ảnh, những bức tâm thư, nó xôn xao, nó rạo rực sống dậy trong lòng nhà thơ, hướng trái tim người thi sĩ về với quê hương xứ Huế thân yêu. b) Luận điểm 2: Cảnh thiên nhiên xứ Huế, cảnh vật nơi thôn Vĩ Dạ (Câu thơ thứ 2,3) * Câu thơ thứ 2 - Mở ra cảnh thiên nhiên xứ Huế, cảnh vật nơi thôn Vĩ Dạ - Trước mắt nhà thơ không phải là không gian của thôn Vĩ Dạ mà là một cuộc hành trình trong tâm thức: + “nắng hàng cau”: hình ảnh hàng cau hiện lên dưới ánh nắng của buổi ban mai -> Một khung cảnh tươi mát và trong trẻo làm bừng sáng cả tâm hồn người thi sĩ. + Cái nắng trong vẻ tinh khôi, tươi mới: "nắng mới lên" tức là nắng của buổi bình minh. -> Câu thơ có hai từ "nắng" làm cho không gian như tràn ngập ánh sáng, ánh nắng hiện ra cứ trong trẻo và tinh khôi. + Điểm nhìn: từ trên cao nhìn xuống từ xa lại gần, một cái nhìn bao quát thấy được màu xanh bao trùm lên khu vườn. * Câu thơ thứ 3
- "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc": một lời cảm thán thốt lên trước vẻ đẹp của khu vườn. + Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã làm hiện lên vẻ đẹp tuyệt diệu của khu vườn thôn Vĩ, sự tươi xanh của khu vườn như một viên ngọc bích khổng lồ, tràn đầy sức sống. => "xanh như ngọc" là một hình ảnh so sánh độc đáo, ở đây màu xanh của lá cây được ví với màu xanh của ngọc mang lại cảm giác dễ chịu, tươi mới, tất cả mọi thứ đều non tươi mơn mởn và tràn đầy sức sống. + Câu thơ không chỉ đem lại cho ta cảm nhận về thị giác mà còn gợi lên cái cảm giác như được chạm vào những lá xanh mượt mà. => Một trong những nét đặc trưng của các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng bởi thơ tượng trưng siêu thực Pháp khi cảm nhận vạn vật bằng nhiều giác quan. c) Luận điểm 3: Hình ảnh con người xuất hiện, thể hiện tình yêu trong trắng, thanh thản, đắm say (Câu thơ thứ 4) - Hình ảnh con người xuất hiện: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" - Câu thơ này có nhiều cách hiểu khác nhau: + "mặt chữ điền" có thể là khuôn mặt của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, người đã mời Hàn Mặc Tử về chơi thôn Vĩ. + "mặt chữ điền" cũng có thể đó là khuôn mặt tác giả khi lén trở về thôn bắt gặp những hình ảnh đẹp đẽ. Trong cuộc hành hương tâm tưởng, Hàn Mặc Tử đã gặp lại chính mình với gương mặt chữ điền thời còn là chàng trai tài hoa nổi danh trên đất Huế. => Hàn Mặc Tử muốn yêu một tình yêu trong trắng, thanh thản, đắm say thì phải trở lại là con người của quá khứ, phải là một nhà thơ đa tình phong lưu thời còn ở Huế. Nói đúng ra là nhà thơ muốn quên mình trong hiện tại với căn bệnh hiểm nghèo để được yêu. - Hình tượng "lá trúc che ngang" càng cung cấp cho gương mặt chữ điền ấy những nét ngang tàng, phóng khoáng mạnh mẽ của người đàn ông bởi lá trúc trong quan niệm xưa chính là biểu hiện cho người quân tử. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ thứ nhất đối với việc phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. + Khắc họa bức tranh thiên nhiên, con người làng Vĩ Dạ thật gần gũi, giản dị vừa như thật mà cũng vừa như mơ. + Sử dụng câu hỏi tu từ, sử dụng ngôn từ trong sáng, gần gũi, gợi hình gợi cảm. Sơ đồ tư duy phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 Tham khảo thêm các mẫu sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết theo từng dạng đề khác nhau. TOP 7+ bài văn hay phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ mẫu 1 Có thể nói, trong bầu trời thi ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử giống như một ngôi sao chổi bỗng chốc vụt qua và để lại những vầng sáng chói lòa. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những áng thơ của sẽ vẫn còn mãi với thời gian. Mặc dù đã ra đời khá lâu nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều câu hỏi tự vấn. Đây là một bài thơ thi vị về phong cảnh trữ tình nơi xứ Huế hay là tiếng lòng tương tư của tác giả? Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác dựa trên cảm xúc tha thiết khi Hàn Mặc Tử đón nhận món quà của Hoàng Cúc là bức thiệp có in phong cảnh xứ Huế mộng mơ cùng lời mời đầy dịu dàng, tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, vừa như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của người con gái xứ Huế. Câu hỏi cũng chính là lời tự trách của nhà thơ với bản thân khi không thể về thăm lại vùng đất Vĩ Dạ, nơi nhà thơ từng có những kỉ niệm tốt đẹp. Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ về thăm Vĩ Dạ nhưng bằng tất cả nỗi nhớ, hồi ức đã có, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ thật sinh động, độc đáo. “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng cau truyền thống, với những hàng cau thẳng tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh.
“Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn Vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mĩ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy. Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt: “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền” Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đấy chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình. Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ mẫu 2 Hàn Mặc Tử là nhà thơ tuy cuộc đời chịu nhiều đau thương nhưng có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào Thơ Mới. Ông được nhà phê bình Chu Văn Sơn đánh giá là một trong ba đỉnh cao của Thơ Mới. Tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử đã thăng hoa để viết nên những vần thơ tuyệt diệu, đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ mãnh liệt và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử phải kể đến “Đây thôn Vĩ Dạ” - bài thơ được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của ông và bà Hoàng Thị Kim Cúc. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã miêu tả nét đẹp phong cảnh thôn Vĩ nên thơ, nên mộng. Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Đại từ “anh” gợi cho người đọc nhiều cách hiểu khác nhau. Câu hỏi nhưng hàm chứa sự trách móc nhẹ nhàng, cũng là lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ với nhà thơ. Đồng thời cũng như nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình, bộc lộ niềm khao khát cũng như sự bất lực, đau đớn. Nhà thơ sử dụng hai chữ “về chơi” mang sắc thái gần gũi, thân mật. Thanh trắc duy nhất của câu thơ rơi vào từ “Vĩ” ở cuối khiến cho nhịp thơ trầm xuống, nỗi buồn như được tô đậm thêm. Cảnh nơi thôn Vĩ hiện lên trong hồi tưởng của tác giả: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” Điệp từ “nắng” kết hợp với hình ảnh “nắng mới lên” gợi ánh nắng buổi bình minh trong trẻo và tinh khôi. Câu thơ gợi lên cảnh tượng khu vườn quê đẹp đẽ, tràn đầy sức sống. Hàng cau là vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, đó là loài cây thanh nhã với thân hình thẳng tắp, tán lá xanh tươi. Cau còn là loài cây thân thuộc với làng quê Việt Nam, gắn với tập tục ��n trầu ngàn đời. Nguyễn Bính cũng đã từng đặt mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê vào cái nền phong cảnh với hàng cau quen thuộc: “Nhà em có một hàng giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng”. Ở câu thơ tiếp theo, nhà thơ chuyển điểm nhìn xuống khu vườn phủ đầy màu xanh tươi: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất định trong tâm hồn thi nhân. Nghệ thuật so sánh diễn tả sự xanh mướt được ánh nắng mặt trời của buổi sớm mai chiếu xuyên qua làm bừng sáng cả khu vườn nơi thôn Vĩ. Thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai đẹp thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người thôn Vĩ thấp thoáng hiện ra trong câu thơ cuối đoạn: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” “Mặt chữ điền” là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực. Lá trúc mảnh mai, “che ngang mặt chữ điền” gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Câu thơ có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp nhẹ nhàng đất Huế mộng mơ.
Bốn câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ thật thơ mộng, con người mang vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Qua đó, tác giả đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết cũng như khát vọng được trở về nơi thôn Vĩ. Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 mẫu 3 Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Thơ ông đặc trưng bởi sự dịu dàng, đằm thắm và xen chút buồn man mác. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác hay nhất của Hàn Mặc Tử với những cảm xúc chân thật, thiết tha. Bài thơ được lấy cảm hứng từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ. Nó là tiếng lòng, là sự nhớ nhung quê hương cùng với một chút thương xót cho cuộc tình dở dang. Vì căn bệnh hiểm nghèo mà Hàn Mặc Tử bị xã hội xa lánh, buộc ông phải sống cách li và vì thế, đã rất lâu nhà thơ chưa về thăm lại thôn Vĩ. Bức thư của cô gái mà anh thầm yêu thương đã làm cho nỗi nhớ quê hương trào lên trong tâm hồn tác giả. Khổ thơ mở đầu chỉ là bốn câu ngắn ngủi nhưng lại có sức truyền tải vô cùng lớn. Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã dẫn ra một câu hỏi tu từ. Câu hỏi ấy được đưa ra nhưng lại chẳng mong được đáp trả. Có lẽ, nó là lời trách móc nhẹ nhàng của Kim Cúc về sự ra đi của Mặc Tử. Đã bao lâu rồi anh không về thăm lại xứ Huế mộng mơ, thăm thôn Vĩ quen thuộc mà những ngày trước đây hai người đã từng có biết bao kỉ niệm. Câu thơ gợi lên một cảm giác bâng khuâng, xao xuyến. Nó cũng giống như một lời mời gọi sự quay trở lại quê hương, thăm thôn Vĩ Dạ nên thơ, dịu dàng. Và cũng có khi nó là sự tiếc nuối, nhớ nhung da diết của chính tác giả. Anh đã xa quê hương mà chưa một lần trở về. Nỗi khát khao được trở về đã thúc giục anh, buộc anh phải tự hỏi chính mình “Sao không về thăm thôn Vĩ”. Thôn Vĩ là một chốn thôn quê bình yên, thơ mộng, đậm chất Huế. Không được trực tiếp tận hưởng không gian ấy nhưng những hình ảnh đẹp nhất, dịu ngọt nhất vẫn đang chảy trong tâm hồn của nhà thơ với sự nhớ mong da diết. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Hai câu thơ vẽ lên trước mắt bạn đọc một bức tranh tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Mỗi câu thơ lại dẫn dắt ta đến với sự xinh đẹp, mộng mơ của thiên nhiên xứ Huế. Ở những con đường nhỏ của thôn Vĩ, hai hàng cau mọc lên thẳng tắp đón lấy ánh nắng mặt trời. Chúng toát lên một vẻ thanh thoát, cao sang. Những tàu cau vươn mình ra xa, đón lấy những cơn gió nhẹ nhàng cùng tia nắng ấm áp. Mặt trời vừa hé, tỏa ra ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai. Những tia nắng không quá chói chang, nóng bỏng, chúng ấm áp một cách dịu hiền. Ánh nắng len lỏi vào từng kẽ lá, chiếu rọi xuống mặt đất những hình hài đáng yêu của bóng cây. Nắng sáng mai luôn là thứ nắng tuyệt đẹp. Nó mang đến sức sống, mang đến hơi thở cho mọi vật. Và lấp ló sau những rặng cau là khu vườn ngập tràn màu xanh. Cây cối được mặt trời tưới xuống nhựa sống, chúng đâm chồi nảy lộc và đua nhau xanh tốt. Màu xanh trải dài khắp cả chốn thôn quê. Màu xanh trong mắt của Hàn Mặc Tử có một cái gì đó mới mẻ và lạ lẫm. Nó không phải là xanh rì, xanh thẳm mà lại xanh màu xanh của ngọc. Một cách so sánh rất đặc biệt và hấp dẫn. Thiên nhiên trở nên hữu tình và thơ mộng hơn qua con mắt của thi nhân. Màu xanh ấy toát lên một sức sống mãnh liệt và mạnh mẽ. Cây cối cứ mơn mởn lên để đón ánh nắng mặt trời. Nó làm cho không gian của thôn Vĩ Dạ trong lành, thoáng mát và xanh hơn. Mọi thứ đều tươi mới và tràn trề nhựa sống. Thôn Vĩ vẫn luôn luôn là thế, đẹp đẽ, mộng mơ và ngập tràn hương vị thiên nhiên. Để rồi, trong không gian ấy, hình ảnh con người hiện lên thật hiền hòa. Lá trúc che ngang mặt chữ điền Những lá trúc chập chờn theo làn gió. Nó như đang sà xuống khu vườn xanh mát để đắm mình cùng sức sống của thiên nhiên. Cũng có thể những lá trúc ấy đang nghiêng mình bên cửa sổ, ẩn hiện phía sau tấm rèm là khuôn mặt “chữ điền” của những cô gái Huế mộng mơ. Đó là khuôn mặt phúc hậu nhưng không kém phần duyên dáng.
Thiên nhiên và con người hòa vào nhau, đan xen với nhau để tạo nên một cái nhìn mới lạ đầy hấp dẫn. Người con gái Huế nhẹ nhàng, e thẹn lấp ló sau những chiếc lá xanh mượt mà. Nó như càng gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết đang trực trào trong lòng tác giả. Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 tuy ngắn ngủi nhưng đã khơi gợi được biết bao điều ý nghĩa. Một xứ Huế mộng mơ nhưng căng tràn sức sống, một thiên nhiên trong lành cùng những con người hiền hòa, dịu êm. Tất cả sẽ mãi khắc sâu vào trong lòng bạn đọc với tất cả sự yêu thương và trân trọng tình đời và tình người trong Đây thôn Vĩ Dạ, cái chữ “tình” bên trong con người Hàn Mặc Tử tài hoa. Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 mẫu số 4 Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới với sức sáng tạo dồi dào cùng phong cách sáng tác ấn tượng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác dựa trên cảm xúc tha thiết khi Hàn Mặc Tử đón nhận món quà của Hoàng Cúc là bức thiệp có in phong cảnh xứ Huế mộng mơ cùng lời mời đầy dịu dàng, tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, vừa như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của người con gái xứ Huế. Câu hỏi cũng chính là lời tự trách của nhà thơ với bản thân khi không thể về thăm lại vùng đất Vĩ Dạ, nơi nhà thơ từng có những kỉ niệm tốt đẹp. Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ về thăm Vĩ Dạ nhưng bằng tất cả nỗi nhớ, hồi ức đã có, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ thật sinh động, độc đáo. “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng rau truyền thống, với những hàng cau thẳng tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn Vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mĩ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy. Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt: “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền” Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đấy chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 mẫu số 5 Nếu nhân loại không còn khao khát nữa Và nhà thơ nghề chẳng kẻ nào yêu Người - thi sĩ - cuối cùng là Hàn Mặc Tử Vẫn hiện lên ở đây đợi chờ (Trần Ninh Hổ) Hàn Mặc Tử - thi nhân của những mối tình "khuấy" mãi không thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thuỷ cuối cùng của đời mình.
Trong đời thơ, đời người quá ngắn, Hàn say mê bốn thiếu nữ (Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Ngọc Sương). Hoàng Cúc, một thiếu nữ thôn Vĩ Dạ là mối tình đầu của Tử, hai người quen nhau ở Quy Nhơn, Tử là nhân viên Sở Đạc điền, còn cha Hoàng Cúc là chủ sở. Hàn thầm yêu Hoàng Cúc từ năm 1936, nhưng vì rụt rè nên chỉ dám bộc bạch tâm sự cùng thơ và bạn bè... Năm 1939, biết Tử bị mắc bệnh nan y, lại được người khác nhắc nhờ, thúc giục Hoàng Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh Huế và mấy dòng hỏi thăm mà không kí tên. Hàn lầm tưởng đó là cảnh "Bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay đêm trăng?“. Để tạ lòng cố nhân, Tử gửi tặng Hoàng Cúc bài Đây thôn Vĩ Dạ. Đọc bài thơ này, người vô tâm mấy cũng không thể không nhớ khổ thơ đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ phải gắn với mối tình đầu của Tử và Hoàng Cúc. Nhưng lâu nay, bị ám ảnh bởi yếu tố ngoài văn bản ngôn ngữ - đặc biệt là ý kiến "Hoàng Cúc đã chỉ cho Hàn Mặc Tử một tấm hình cô mặc áo dài trắng trường Đồng Khánh (...), và trách Hàn Mặc Tử sao lâu nay không ra thăm thôn Vĩ Dạ nên nhiều người đã hiểu câu thơ mở đầu bài thơ là lời trách nhẹ nhàng, nhè nhẹ. Đúng là giọng hờn dịu ngọt của các cô gái Huế, trách mà cứ như là chào mời khách về thăm thôn Vĩ. Những lời bình ấy xem ra có lẽ thoát văn bản. Căn cứ vào đâu mà nói: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là câu hỏi trách móc của một thôn nữ. Hơn nữa, như Hoàng Cúc khẳng định: sau tấm bưu ảnh, không có lời trách móc nào. Làm sao có thể trách người đang từng giờ, từng phút đợi tử thần đến mang đi? Thơ trữ tình là thơ hướng nội. Thơ Hàn Mặc Tử càng là thơ hướng nội. Câu hỏi "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" có thể là câu tự văn của chính bản thân Tử. "Anh" ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc, nhân vật trữ tình đã tự trách mình sao lại không về chơi thôn Vĩ. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đặt ra ở câu đầu tiên của bài thơ (có lẽ nên đặt dấu chấm hỏi ở vị trí cuối cùng của dòng thơ thứ hai thì hợp lí hơn). Trước khi tạo nên bài Đây thôn Vĩ Dạ bất hủ này. Hàn Mặc Tử đã có lần đi qua khu vườn nhà Hoàng Cúc ở bến Vĩ Dạ, nhưng chỉ đứng ở cổng mà nhìn vào. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên còn lại trong độc giả khi đọc khổ thơ đầu là cảnh "bến Vĩ Dạ lúc hừng đông". Qua cảnh này, Tử muốn gửi gắm những tâm sự kín đáo nào đây? Trong muôn vàn cây, lá của Vĩ Dạ, nhà thơ nhắc đến hàng cau tắm nắng bình minh. Bao đời nay với người Việt Nam, cây cau vẫn gợi mối tình đôi lứa, bằng biện pháp nghệ thuật tăng cấp tiên tiến, nhà thơ đã nhấn mạnh ý "nắng mới lên", "xanh như ngọc''. Nắng bình minh (nắng mới lên) đẹp thì đẹp, nhưng qua cái nhìn của thi nhân lãng mạn nó cũng qua nhanh như ''hơi rượu say" (bởi vậy liền sau cảnh hừng đông là cảnh bến sông đêm trăng buồn đến nao lòng). "Nắng hàng cau nắng mới lên” đi liền với "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Cũng là vườn mang hương vị ngọt ngào của ca dao, nhưng vườn mà Tử miêu tả khác vườn của Nguyễn Bính. Ở đây, người ta thấy xuất hiện trong thơ một khu vườn "mướt quá xanh như ngọc". "Vườn ai" - vườn có một đối tượng có vẻ như phiếm chỉ, nhưng cũng có thể là vườn của người mình thương, vườn tình của cô gái. Rõ ràng, khu vườn trong thơ Tử không phải là "vườn hồng", cũng không phải là khu vườn có "bóng hoàng hôn", mà là vườn xanh như ngọc. Phép so sánh khá mới lạ này khiến cho độc giả có thể nghĩ đến "vườn em" là vườn cành vàng lá ngọc. Vào khu vườn ấy đâu phải dễ dàng. Câu thơ thứ tư nói rõ thêm ý tưởng ấy: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Hình ảnh lá trúc góp phần làm rõ thêm tính quyền quý của khu vườn Vĩ Dạ. Khuôn mặt chữ điền bị lá trúc che ngang lâu nay đã trở thành lời thách đố đối với bao nhiêu bạn yêu thơ. Nhiều người đồng tình khẳng định khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, trung thực, ca dao Huế đã từng có câu:
Mặt em vuông tựa chữ điền Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài Lòng em có đất có trời Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung Nhà thơ quá cố Chế Lan Viên đã có ý nghi ngờ, khi ông nêu ra câu hỏi "Con gái mặt chữ điền thì đẹp gì đâu mà Hàn Mặc Tử ca ngợi". Gương mặt chữ điền trong câu thơ là gương mặt ai? Một số người cho rằng: Gương mặt ấy chính là gương mặt Hoàng Cúc, người khác lại nghĩ là gương mặt Hàn Mặc Tử. Hình ảnh lá trúc làm nảy sinh sự tranh cãi khá gay gắt. Lá trúc thực ở ngoài đời hay lá trúc vẽ trên những bức rèm treo trước cửa các nhà quyền quí? Người ta nói: "Văn chương tự cổ bằng cử cũng không phải là không có nguyên cớ. Theo thiển nghĩ của người viết bài này thì trung tâm phát sóng của khổ thơ nằm trong chi tiết thẩm mĩ: Lá trúc che ngang mặt chữ điền Lá trúc ấy phải ở trong vườn ngọc kia, nó che khuất, che lấp cả sự phúc hậu, hiền lành, trung thực, phải chăng nó thực sự trở thành trở lực ngăn cách tình người. Nó làm cho "Gió theo lối gió, mây đường mây", nó tạo nên "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay", nó kết lại trong một lời trách: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà Câu kết bài thơ đã trả lời khá đầy đủ lí do "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Chỉ thiên về việc khai thác vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế, có thể người bình thơ sẽ mắc phải sai lầm là không hiểu hết bi kịch tình yêu của Tử. Khi Hàn Mặc Tử viết Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với Hoàng Cúc cũng chỉ còn trong quá vãng (lúc này Hàn Mặc Tử đã yêu người khác). Hơn nữa, Tử lại đang ở trong tình trạng hoang mang, bi quan đến cực độ khi biết mình bị bệnh nan y. Khổ thơ đầu nói riêng và cả bài "Đây thôn Vĩ Dạ" nói chung do vậy vẫn nằm trong cảm hứng "đau thương" của Hàn Mặc Tử. Phân tích khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ mẫu số 6 Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 được in trong tập thơ Điên là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình với cô gái Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương xứ Huế thơ mộng trữ tình. Khổ thơ đầu chính là nỗi niềm ao ước, đắm say của thi nhân qua hoài niệm về cảnh mườn mượt và con người thôn Vĩ trong nắng sớm ban mai tràn ngập sức sống. Đây thôn Vĩ Dạ ra đời gắn với mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử, cảm xúc từ chính tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi kèm lời thăm hỏi, động viên khi tác giả mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ có liên quan đến một tình cảnh riêng, một nỗi niềm riêng nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn hơn một tình yêu đôi lứa. Gần 80 năm nay, nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ thể để trở thành tiếng lòng khao khát yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống của con người nói chung trong cuộc đời. Câu thơ mở đầu khổ 1 là một câu hỏi phảng phất chút tình riêng của thi sĩ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Có lẽ đây vừa là lời hỏi han, lời mời mọc nhưng cũng vừa là lời hờn trách nhẹ nhàng của cô gái Huế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Dường như tác giả tự phân thân để bộc lộ lời nhắc nhở ấy ra bên ngoài và cũng là niềm khao khát thôi thúc mãnh liệt từ bên trong của nhà thơ. Đó là được trở về thăm thôn Vĩ. Thôn Vĩ là vùng quê ngoại thành Huế, có vẻ đẹp thanh tao, trầm lắng, với kiến trúc nhà, vườn xinh xắn. Vĩ Dạ không chỉ đẹp trong đời thực mà còn rất nổi tiếng trong thơ văn viết về cố đô: "Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn Biết che cần trúc, không buồn mà say" Đối với nhà thơ, Vĩ Dạ thân quen đã trở thành mảnh đất thơ, mảnh đất tâm hồn mình cho nên câu thơ mở đầu đã hé mở cảnh gắn bó của nhà thơ đối với người và cảnh nơi thôn Vĩ. Tác giả sử dụng từ ngữ rất tinh tế, không dùng "về thăm" nghe có vẻ xã giao, khách sáo mà dùng "về chơi" rất tự nhiên, chân tình, thân mật, gần gũi. Sau câu hỏi mang nhiều sắc thái cảm xúc, nét đặc sắc riêng của không gian Vĩ Dạ được mở ra trong thế giới thơ mộng: "Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên" Điệp từ "nắng" hai lần gợi liên tưởng đến tính chất nhiều nắng của miền Trung.
"Nắng mới lên" là nắng sớm, nắng tinh khôi mở đầu một ngày mới. Cau là thứ cây cao nhất trong vườn nên nó là cây cuối cùng chia tay với hoàng hôn hôm trước. Cũng là thứ cây đầu tiên vươn mình đón lấy ánh nắng ban mai long lanh của buổi sớm hôm sau. Những thân cau, tàu cau ướt đẫm sương đêm được tắm mình trong nắng mới khiến cho khu vườn trở nên bừng sáng và ngập tràn sức sống. Trong một câu thơ mà có đến hai từ "nắng" luyến láy trở đi trở lại, nó không những thể hiện sự tràn trề ánh sáng, tràn trề sức sống mà còn bộc lộ tâm hồn luôn hướng về ánh sáng, hướng về cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Trước nét ý vị nên thơ của sắc nắng, của hương cau ngào ngạt phả vào hồn người, nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, tràn trề khen ngợi: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" Với những từ ngữ gợi tả giàu sắc thái biểu cảm, nhà thơ đã hé mở dần một vẻ đẹp đặc biệt khác của cảnh vườn thôn Vĩ. Đại từ phiếm chỉ "ai" kết hợp với từ "mướt" mang tính gợi tả cao, không chỉ nói lên trạng thái óng ả, mượt mà của cây lá đang độ phát triển non tơ mà còn thể hiện sự sung túc, ngập tràn ánh nắng. Bởi vậy câu thơ không tả nắng nhưng ta vẫn thấy nắng tràn trề tươi tắn khắp cả khu vườn. Từ "quá" liền nó gợi âm hưởng vừa là tiếng reo thật khẽ ngỡ ngàng nhận ra vẻ đẹp xinh tươi của cảnh vườn thôn Vĩ, vừa bộc lộ thái độ khen ngợi những bàn tay lao động chăm chỉ khéo léo của chủ nhân khu vườn. Thủ pháp gợi tả và so sánh vô cùng tinh tế của nhà thơ khiến cho cả khu vườn Vĩ Dạ giờ đây như chiếc áo choàng nhung xanh mượt được đính lên những hạt ngọc lấp lánh tạo bởi những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành, búp lá. "Xanh như ngọc" là màu xanh vừa có ánh sáng long lanh, vừa có màu xanh mướt. So sánh "vườn ai mướt quá xanh như ngọc" là một sự so sánh độc đáo gợi đúng thần thái của vườn thôn Vĩ trong nắng sớm ban mai. Vườn thôn Vĩ không chỉ rờn rợn sắc xanh mà còn tỏa vào không gian những ánh xanh tươi sáng. Trong hoài niệm của nhà thơ, thôn Vĩ đã đẹp bởi sự trù phú, tốt tươi của cây cối, giờ đây vẻ đẹp ấy càng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của con người, hơn nữa đó lại là bóng dáng thấp thoáng của một giai nhân. "Lá trúc chen ngang mặt chữ điền" Chỉ bằng nét vẽ cách điệu tài hoa, nửa thực nửa hư, thi sĩ đã gợi tả vẻ đẹp hài hòa giữa khuôn mặt chữ điền đầy đặn, vuông vức với những lá trúc mảnh mai thanh tú. Đó chính là sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên nơi đây. Theo quan niệm truyền thống, mặt chữ điền là biểu tượng của sự phúc hậu, đoan trang, cao quý. "Mặt em vuông tựa chữ điền Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài Lòng em có đất có trời Có câu nhân nghĩa, có lòng thủy chung" Hay "Cái mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua" (ca dao) Ở đây, gương mặt ấy như tôn lên sự e ấp, duyên dáng khi được che ngang bởi những chiếc lá trúc thanh mai. Câu thơ đã mang đến cho người đọc ấn tượng về hình ảnh con người xứ Huế vừa dịu dàng, phúc hậu, vừa kín đáo, thăng trầm. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mà đặc biệt là khổ thơ thứ nhất là một nét vẽ chủ đạo trong bức tranh đẹp về thiên nhiên đất nước. Đó cũng là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời yêu người. (Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Nhi / Wattpad) Phân tích khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn nhất mẫu số 7 Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền? Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hay của Hàn Mặc Tử được viết ra từ hai nguồn cảm hứng. Đầu tiên là cảm hứng về một vùng quê ở ven bờ sông Hương, cây cối tươi tốt, làng xóm đông vui. Bích Khê có ý thơ ca ngợi Vĩ Dạ: Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn! Biếc tre cần trúc không buồn mà say Nguồn cảm hứng thứ hai là tình cảm với một cô gái quen biết ở xứ Huế, gợi lên ở tác giả thi hứng chứa chan cảm xúc, mộng tưởng. Quách Tấn cho rằng đó là mối tình thơ mộng nhiều mơ ước của Hoàng Cúc. Mở đầu bài thơ là ý chào mời, trách móc, hay là câu hỏi với người thân quen: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Câu thứ hai gợi lên vẻ đẹp khoẻ khoắn giàu sức sống của làng quê trong buổi bình minh. Hàng cau vút thẳng trong ánh nắng ban mai, tạo vẻ đẹp tinh khôi, đậm đà bản sắc quê hương (chú ý hình ảnh “nắng mới lên” và điệp từ “nắng”) Vĩ Dạ là vùng đất trù phú có những vùng đất cây cảnh, cây ăn quả được tắm nắng, gội mưa thường xuyên; được chăm sóc bởi những bàn tay con người cần cù, khéo léo nên cây cối tốt tươi, ánh lên như màu ngọc bích long lanh: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Câu thơ “Vườn ai mướt quá...” cất lên như một tiếng reo biểu lộ sự vui thích thú, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bất ngờ của khung cảnh thôn Vĩ. Chữ “mướt” nói lên một cái gì mềm mại, óng ả, mượt mà. Lá cây mướt xanh biểu hiện mức sống non tơ và đặc biệt màu “xanh như ngọc” là một sự so sánh rất độc đáo và gợi cảm. Đó là màu xanh như có ánh sáng bên trong. Riêng màu xanh của thiên nhiên, cỏ cây có hàng chục, hàng trăm cách nói: Xanh lơ, xanh thẳm, xanh rì, xanh lục, xanh tươi, xanh đậm... Xanh như ngọc là màu xanh nói lên đối tượng như đang có sức sống nõn nà, trong trẻo. Câu thơ thứ tư đột ngột xuất hiện cành trúc, một gương mặt mang hồn của Vĩ Dạ. Câu thơ cách điệu hóa, có sự hài hòa giữa con người và cảnh vật. Cảnh vật thiên nhiên thì gợi cảm đến thế, còn con người thì cũng rất chân chất, phúc hậu, gắn bó với ruộng vườn, bóng người thấp thoáng trong tre trúc vẫn là nét đẹp quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đây thôn Vĩ Dạ nói chung và khổ 1 của bài thơ nói riêng là sự kết hợp tuyệt đối giữa cảnh và tình. Nó hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp bức tranh xứ Huế trầm mặc cổ kính mà rất tao nhã quý phái, gợi nên linh hồn của mảnh đất cố đô. Qua đó, ta càng khâm phục hơn nghị lực sống của tác giả, sự tài hoa của một nghệ sĩ giàu tình yêu thương. >>> Xem thêm bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để có thêm tư liệu cho bài viết. Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 mẫu số 8 Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào trong phong trào Thơ mới, ông bắt đầu làm thơ từ năm mười sáu tuổi. Một trong những bài thơ đặc sắc của ông viết về thiên nhiên, đất nước và con người là Đây thôn Vĩ Dạ. Khổ thơ mở đầu sau đây miêu tả thiên nhiên xứ Huế vô cùng gợi cảm, hòa vào một tình cảm nhớ thương đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mạc Tử: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có kết cấu ba đoạn. Khổ thơ thứ nhất, tả vườn cây dưới ánh nắng ban mai thanh tân, tinh khiết. Khổ thơ thứ hai gợi lên cảnh trời, trăng, mây nước mang nét buồn xa vắng. Khổ thơ cuối là nỗi lòng nao nao, mơ mộng bởi bóng hình thiếu nữ xứ Huế. Thôn Vĩ Dạ nằm ngay trên bờ sông Hương, nổi tiếng bởi những vườn cây trái cây tươi bốn mùa, với những ngôi nhà duyên dáng... đi vào văn học qua câu thơ tuyệt bút. Nhưng đâu phải chỉ có thiên nhiên gợi niềm ấp yêu tuyệt diệu mà quanh quẩn đâu đó còn cả bóng dáng con người quen thuộc, có tấm lòng chờ đợi thiết tha. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Câu thơ là một lời mời mọc, cũng có thể là một lời trách móc thân tình. Ngôn ngữ chọn lọc mà như ngẫu nhiên phóng bút. “Sao anh không về” vừa nhẹ nhàng vừa dễ thương như một duyên cớ gợi nhớ những hình ảnh của thôn Vĩ ngày nào trong kí ức nhà thơ - một thời từng là cậu học trò trường Pe-lơ-ranh xứ Huế với trái tim đa cảm. Hãy về thôn Vĩ, một thôn Vĩ tràn ngập ánh nắng ban mai: Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Thôn Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp. Nắng sớm ban mai tràn ngập không gian. Những tàu lá cau xanh mướt vươn lên đón tia nắng sớm, vô vàn hạt sương đêm đọng lại, lấp lánh màu ngọc bích. Lời thơ thật hồn nhiên. “Vườn ai mướt quá” như tiếng reo vui nhưng cũng thật điêu luyện: từ mướt thật đắt và xanh như ngọc mang nghĩa tượng trưng gợi tả độc đáo. Lá trúc che ngang mặt chữ điền Lá trúc thì mảnh mai, thanh tú. Nhiều cành lá xếp lên nhau, lay nhẹ theo làn gió thoảng ban mai, dưới ánh nắng sớm, che ngang in bóng như chữ điền trên khuôn mặt người thôn Vĩ.
Hay khuôn mặt người thôn Vĩ hồn hậu vuông vắn chữ điền? Có thể là cả hai: hình ảnh vừa thực, vừa có phần hư ảo lung linh trong niềm nhớ của lòng người. Câu thơ được cách điệu hóa, mang ý nghĩa tượng trưng. Vườn cây mượt mà đó phải là quê hương những con người hiền hòa. đôn hậu. Con người chợt xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi mát làm cho cảnh vật sinh động hẳn lên và hình ảnh con người cùng thiên nhiên hòa hợp trong vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng. Mạch thơ êm nhẹ, ý thơ chuyển dịch: sau lời mời mọc dễ thương (câu 1 cảnh vật hiện lên trước mắt với màu sắc tươi tắn (câu 2,3) và con người hiền hòa xuất hiện, với ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng), khổ thơ biểu hiện nét đẹp nên thơ của con người và cảnh vật xứ Huế. Qua đó, ý thơ cũng gợi lên một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, một nỗi bâng khuâng, xa xôi mờ ảo, như trong câu cuối của bài thơ: Ai biết tình ai có đậm đà? Có ý kiến cho rằng cảnh vật hiện ra trong một số bài thơ của Hàn Mặc Tử đậm đà màu sắc dân tộc. Thật vậy, nếu không gắn bó máu thịt với quê hương Hàn Mạc Tử khó viết được những câu thơ trác tuyệt như trên. Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương đất nước của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ.... mấy câu thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử đã góp phần khẳng định giá trị của phong trào Thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học nước ta trong nửa đầu thế kỉ này. Kiến thức mở rộng khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ Ngoài việc vận dụng những kiến thức đã học, để phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ một cách hay nhất, hấp dẫn người đọc các em cũng nên bổ sung thêm những nội dung mở rộng khác (nếu có) liên quan đến đoạn thơ, bài thơ như: Về phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử - Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái - dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử. - Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực. - Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người. - Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực. Bài thơ ra đời vào tháng 8 - 1939? Trong bức thư cô gái Hoàng Thị Kim Cúc gửi Nguyễn Bá Tín có đoạn:      "Xót xa quá, tôi không biết làm gì khác hơn là viết mấy hàng chữ hỏi thăm sức khỏe Tử, viết mà không ký tên, không đề ngày, sau tấm ảnh phong cảnh Huế. Rồi mấy tháng sau, Ngâm lại gửi về tôi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Giạ (*)  với mấy hàng Tử viết sau lưng bài thơ vào tháng 8 - 1939. Giữa Hàn Mạc Tử và tôi chỉ có chừng nấy. Có thể nói đó là một kỷ niệm đầy thơ mộng của mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo". (*): "Ở đây thôn Vỹ Giạ" là tên ban đầu của bài thơ. (Theo báo Tuoitre.vn) Xem thêm: Cảm nhận khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ DạMở bài Đây thôn Vĩ DạPhân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ DạCảm nhận về hai khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ
     Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ Văn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài Văn mẫu 11 khác tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
vu-tat-thanh · 16 days ago
Text
TRANG TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN: BÍ QUYẾT CHO NGÀY CUỐI THÊM Ý NGHĨA
Trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cuối không chỉ là một phong tục mà còn là cách để kết nối các thế hệ. Những hình ảnh, đồ vật và hoa trái được bày biện không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh. Hãy cùng khám phá các bí quyết và ý tưởng để tạo nên một bàn thờ đẹp và ý nghĩa, qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt, biểu tượng cho lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Đây là dịp để các cặp đôi xin phép ông bà, cha mẹ chứng giám và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững. 
Việc sắp xếp bàn thờ chu đáo, trang nghiêm cũng thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, thể hiện mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức, phong tục gia đình qua các nghi thức cưới hỏi.
Cách trang trí bàn gia tiên đám cưới đơn giản ở ba miền
Trang trí bàn gia tiên trong đám cưới là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt, nhưng tùy theo từng vùng miền mà cách bày biện và sắp xếp lại có những nét riêng biệt. 
Tumblr media
Miền Bắc
Người miền Bắc rất coi trọng các giá trị truyền thống trong việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Bàn thờ đám cưới nhà trai và nhà gái  thường được đặt trang nghiêm ở giữa nhà, hướng ra cửa chính, với các vật phẩm như mâm ngũ quả kết hình long phụng, hoa tươi và đặc biệt là cặp nến long phụng đỏ.
Hoa lay ơn, hoa hồng thường được dùng để tăng thêm vẻ trang trọng. Thêm vào đó, các món lễ vật như gà luộc, xôi gấc đỏ, chè, thuốc cũng được sắp xếp tỉ mỉ. Việc thắp hương trầm để tạo không gian linh thiêng là yếu tố không thể thiếu.
Miền Trung
Ở miền Trung, dù cuộc sống có phần khó khăn hơn, bàn thờ gia tiên vẫn được trang trí với tấm lòng hiếu thảo. Không quá cầu kỳ như miền Bắc, bàn thờ trang trí bàn gia tiên nhà gái và nhà trai ở miền Trung đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ vật. 
Mâm lễ cúng gồm trầu cau, rượu, chè, đôi nến tơ hồng và đặc biệt là bánh phu thê – biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Điểm khác biệt là người miền Trung không dùng heo quay trên bàn thờ trong ngày cưới, mà tập trung vào những vật phẩm truyền thống.
Miền Nam
Người miền Nam có lối sống thoáng và thoải mái, nhưng trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới vẫn được chú trọng. Bàn thờ thường được đặt tại phòng khách rộng rãi, trang trí với phông đỏ và chữ hỷ. 
Trang trí bàn thờ gia tiên nhà trai và gái bao gồm các vật phẩm như bát hương, lư đồng, đôi chân nến đều được làm sạch kỹ lưỡng. Mâm ngũ quả trang trí đẹp mắt với lê, nho, mãng cầu, chuối,… Một điểm đặc trưng là đôi nến lớn khắc hình long phụng – biểu tượng may mắn, hạnh phúc, do nhà trai mang đến.
Tuy có sự khác biệt giữa các vùng miền, việc trang trí bàn thờ gia tiên đều mang ý nghĩa tôn kính tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.
Lưu ý khi trang trí bàn gia tiên tại nhà
Tumblr media
Chọn hoa tươi phù hợp
Trên bàn thờ gia tiên, hoa tươi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo không gian trang trọng. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh những loại hoa mang ý nghĩa chia ly, tang tóc như ly trắng, cúc vạn thọ, phù dung hay râm bụt. 
Thay vào đó, gia chủ có thể chọn hoa hồng, lay ơn, hoặc loa kèn với màu sắc đỏ, hồng, vàng tượng trưng cho sự vui tươi, hạnh phúc. Để tiết kiệm chi phí, hãy chọn hoa theo mùa và phù hợp với tông màu của đám cưới để tạo sự đồng bộ trong không gian.
Cách cắm hoa đối xứng
Việc cắm hoa trên bàn thờ cần tuân thủ nguyên tắc đối xứng. Hai bình hoa được đặt hai bên bàn thờ, số lượng hoa mỗi bình phải bằng nhau và là số chẵn, tượng trưng cho sự cân đối và hạnh phúc viên mãn. Hoa có thể cắm theo hướng một mặt hoặc bung rộng bốn phía nhưng không được che khuất tầm nhìn.
Lựa chọn và bày trí trái cây
Tương tự như hoa, trái cây chưng trên bàn thờ cũng rất quan trọng. Gia chủ hãy chọn những quả tươi ngon, vỏ căng mịn và không bị trầy xước. Trong cách bày trí, những quả lớn nên được đặt phía sau, quả nhỏ phía trước và quả có màu sắc nổi bật ở giữa để tạo điểm nhấn. 
Tùy theo từng miền, cách chọn trái cây sẽ khác nhau, như miền Bắc chọn cam, lê, hồng; miền Nam chọn mãng cầu, nho, xoài. Điều này vừa giữ tính truyền thống, vừa tạo sự hài hòa cho bàn thờ.
Trang trí câu đối và chữ “hỷ”
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hoa và trái cây, gia chủ nên treo câu đối hai bên bàn thờ và dán chữ “hỷ” ở chính giữa để tạo sự may mắn cho lễ cưới. 
Đặt hai bình hoa cân xứng hai bên cùng với mâm ngũ quả ý nghĩa gồm các loại như thanh long, nho, mãng cầu, táo và xoài. Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một lời chúc tốt đẹp về tài lộc, hạnh phúc và sự thịnh vượng trong cuộc sống hôn nhân.
Những lưu ý trên sẽ giúp gia chủ có một bàn thờ gia tiên ngày cưới vừa đơn giản nhưng vẫn trang nghiêm, góp phần tạo nên không gian cưới hoàn hảo.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không chỉ là một phong tục truyền thống, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là cầu nối giữa các thế hệ và tượng trưng cho sự tôn kính đối với tổ tiên và mong ước cho hôn nhân hạnh phúc. Phong Thủy Đại Nam luôn đồng hành cùng gia chủ, chia sẻ những kiến thức hữu ích để trang trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn, vừa đẹp mắt, vừa trang nghiêm trong ngày trọng đại.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-cuoi/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam #trangtribanthogiatienngaycuoi
0 notes
nenthomxinh1 · 16 days ago
Text
Set Nến Thơm Hoa Khô - Món Quà Của Sự Tinh Tế
Có những tình cảm khó nói thành lời, có những quan tâm chưa kịp bày tỏ, và có những khoảnh khắc bạn chỉ muốn ôm lấy người thân yêu để nói lời cảm ơn. Giữa nhịp sống hối hả, đôi khi ta quên mất việc dành thời gian để thể hiện tình cảm với những người thân yêu của mình. Set nến thơm và hoa khô Nến thơm xinh thay bạn kết nối những tâm hồn đồng điệu, là cầu nối gửi gắm những lời bạn muốn nói cho những người bạn yêu thương chưa được nói ra.
Một Món Quà, Vạn Yêu Thương
Được đóng gói tinh tế trong hộp sang trọng, mỗi set quà là một tổ hợp hoàn hảo của:
Nến thơm handmade trà trắng với hương thơm dịu nhẹ, thư giãn
Hoa khô mẫu đơn trắng ngà thanh khiết như tình yêu thuần khiết
Những cánh hoa cúc mini mang đến sự nhẹ nhàng, tinh tế
Hoa hồng phấn - biểu tượng của tình yêu và sự trân trọng
Lớp rơm tự nhiên tạo nền set quà sinh động.
Khoảnh Khắc Yêu Thương Của Riêng Bạn
Tưởng tượng mà xem, một buổi tối sau ngày dài mệt mỏi, mẹ nhẹ nhàng leo lên ngọn nến thơm. Hương thơm dịu dàng lan tỏa trong không gian, những cánh hoa khô xinh đẹp như đang kể về câu chuyện yêu thương mà bạn muốn gửi cuối cùng. Đó không đơn thuần là một món quà, đó là:
Giải quyết thư giãn giá
Lời nhắn yêu thương không cần nói ra
Góc nhỏ bình yên giữa cuộc sống bề ngang
Dấu ấn của quan tâm và tinh tế
Tặng Người Thương - Món Quà Của Sự Lãng Mạn
Set quà hoàn hảo cho những dịp đặc biệt
Tạo không gian riêng tư, lãng mạn
Thể hiện sự chăm chút và quan tâm đến từng chi tiết
Là sự bất ngờ trong những ngày thường
Cách Thể Hiện Tình Cảm Qua Món Quà
Chọn Thời Điểm Thích Hợp:
Sinh nhật, ngày của mẹ
Kỷ niệm đặc biệt
Hoặc bất kỳ ngày nào bạn muốn tạo bất ngờ
Trao Tặng Yêu Thương:
Kèm theo thiệp viết tay bày tỏ tình cảm
Trang trí thêm cho hộp quà
Chia sẻ cách sử dụng để tận hưởng trọn vẹn
Hướng Dẫn Sử Dụng và Bảo Quản
Để món quà luôn giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa:
Đặt nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Thắp nến trong không gian kín gió
Nhẹ nhàng với khô để giữ hình thức đẹp
Thời gian cháy của nến khoảng 2 giờ 3 giờ.
Kết luận
Một bộ quà nhỏ nhưng chứa đựng những tấm lòng, là cách để nói "Con yêu Mẹ", "Anh yêu Em", hay đơn giản là "Cảm ơn vì đã ở bên" mà không cần dùng lời đáp. Hãy đặt nến thơm và hoa khô để chúng tôi trở thành người đưa tin cho những thông điệp yêu thương của bạn.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về mùi hương nào không?
Xem thêm các thông tin bổ ích về nến thơm tại đây .
Sản phẩm của Nến Thơm Xinh ở đây nhé!
Tumblr media
0 notes
saigonflowerr · 17 days ago
Text
Net dep tinh khoi tu bo hoa cuc trang
Cúc trắng, biểu tượng của sự thuần khiết và chân thành, là lựa chọn hoàn hảo cho m��i dịp. Với hương sắc nhẹ nhàng, bó hoa này không chỉ làm tươi mới không gian sống mà còn gửi gắm thông điệp yêu thương, ấm áp. Hãy để cúc trắng làm bừng sáng ngày mới của bạn! Chi Tiết Tại: https://saigonflowers.vn/bo-hoa-cuc-trang/ Website: https://saigonflowers.vn/ Xem Thêm: https://www.pinterest.com/pin/1121607482194963598/ https://www.behance.net/gallery/211401137/Bo-Hoa-Cuc-Trng-Tinh-Yeu-Thun-Khit?share=1 #Bó_hoa_cúc_trắng, #Bóhoacúctrắng, #Sai_Gon_Flower, #SàiGònFlower, #Sài_Gòn_Flower
0 notes
luongduongnb · 17 days ago
Text
Mộ đá ba mái
Mộ đá ba mái (mộ đá ba đao) với thiết kế chắc chắn, giá thành phù hợp nên được nhiều gia đình lựa chọn xây dựng cho gia tiên. Tục chôn cất và an táng đã gắn liền với đời sống văn hoá người Việt Nam từ ngàn đời nay. Nó không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc mà còn thể hiện sự hiếu kính, biết ơn đối với thế hệ cha ông ta.
Website: https://dathienson.vn/mo-da-ba-mai
Đặc điểm của mộ đá ba mái
Tóm tắt nội dung
Tumblr media
Mộ 3 đao phù hợp với các công trình tâm linh, khu lăng mộ có quy mô lớn hoặc ít mộ phần bởi kiểu dáng chiếm khá nhiều diện tích. Mẫu mộ này có độ bền cực kỳ cao, vững chắc, trường tồn theo năm tháng nên được nhiều người lựa chọn xây cho gia tiên.
Cấu tạo chuẩn của mộ đá ba mái
Cũng giống như mộ có một mái che và mộ đá hai mái, mộ có 3 đao gồm có 3 phần chính là: Phần đế mộ, phần thân mộ và phần mái mộ.
Phần đế
Tumblr media
Đế mộ 3 đao thường có dạng hình chữ nhật với các chất liệu cứng như đá xanh, đá vàng, đá đen, đá hoa cương,… Ngoài ra, nó được trang trí đơn giản nhất, không quá cầu kỳ, thậm chí có thể để trống, không có hoa văn hoạ tiết. Tuy là phần đơn giản nhất, nhưng lại đóng vai trò bao quát toàn bộ ngôi mộ.
Phần thân (phần bưng)
Tumblr media
Thân mộ cũng là nơi chứa phần bài vị linh thiêng, vì vậy nếu được điêu khắc, trang trí độc đáo hay phong cách thì càng làm toát lên sự uy nghi, quyền thế của ngôi mộ. 
Một số chi tiết thường gặp trên bưng là hình rồng bay, phượng múa, hình Tứ Quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai, Long – Lân – Quy – Phụng, đầm sen,… tuỳ thuộc vào yêu cầu hay đặc trưng của vùng miền người đặt. 
Phần mái (phần đao)
Đặc biệt, một số mái còn cách điệu thêm hình đầu rồng, hoa sen, hồ lô,… càng làm tăng lên tính thẩm mỹ và làm nổi bật khu lăng mộ. Thêm vào đó, tình trạng mất chữ ở phần bài bị hay hình ảnh bị mờ sẽ không bao giờ xảy ra đối với mộ ba mái đá.
Ý nghĩa của mộ đá ba mái
Vạn vật trên trái đất sinh ra đều gắn liền với những con số. Mỗi số lại có một ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng Đá Thiên Sơn khám phá ý nghĩa của số 3 và mộ đá ba mái trong phong thuỷ ngay sau đây:
Ý nghĩa của số 3 trong phong thuỷ
Tumblr media
Lý giải tại sao 3 là con số may mắn trong phong thuỷ, từ xa xưa, 3 luôn là số may mắn, gắn liền với những sự kiện tốt lành trong cuộc sống. Số 3 cũng là dấu mốc quan trọng của vòng đời: Sinh, tử, tái sinh. Về cơ bản, con số này thể hiện vững chắc, phát tài.
Người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn liền với con số 3 như: Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục – Sắc – Vô Sắc), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc – Đa lộc – Đa Thọ), Tam tài (Thiên – Địa – Nhân),… 
Ý nghĩa của mộ ba đao
Tumblr media
Ba đao nghĩa là luôn may mắn, hạnh phúc, an bình. Xây dựng mộ đá ba mái giúp người khuất có thể yên nghỉ, giũ bỏ những ưu tư, muộn phiền và sống tốt ở thế giới bên kia. Khi người mất được an yên thì cuộc sống, công việc của con cháu trong nhà cũng sẽ tốt đẹp, sự nghiệp hanh thông, rộng mở. 
Các loại đá thường dùng làm mộ đá ba mái
Có rất nhiều chất liệu tạo nên một ngôi mộ đá đẹp như đá xanh, đá trắng, đá đen, đá hoa cương, đá vàng,… Mỗi nguyên liệu sẽ mang một đặc trưng riêng, khi hoàn thiện cũng sẽ có vẻ đẹp khác nhau. Dưới đây là 4 loại đá thường dùng nhất trong thi công mộ có 3 mái che:
Đá xanh
Tumblr media
Mộ ba mái đá xanh xuất hiện nhiều nhất trên thị trường hiện nay, giá thành của nó cũng hợp lý, không quá đắt đỏ nên được nhiều người chuộng và lựa chọn.
Đá hoa cương
Những phiến đá hoa cương có niên đại lên đến cả triệu năm được khai thác về. Trải qua quá trình mài giũa, chế tác đã tạo thành những ngôi mộ 3 mái cực đẹp. Mộ đá ba mái granite có ưu điểm là dễ vệ sinh, không thấm nước, cứng, chịu được trọng lực lớn.
Đá xanh rêu
Tumblr media
Đá vàng
Màu vàng biểu hiện cho sự sang trọng, quý phái. Mộ ba mái đá vàng mang một vẻ đẹp độc đáo, thêm vào đó, chất liệu đá vàng cũng khá bền, dễ tạo kiểu, có thể điêu khắc những hoa văn trang trí cầu kỳ. Nếu bạn muốn khu mộ phần gia tiên nổi bật và khác biệt thì đây là sự chọn lựa hoàn hảo.
Liên hệ:
Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn Hotline: 0912 46 56 56 (Mr. Dương) Email: [email protected] Website: https://dathienson.vn/mo-da-ba-mai Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình 
Chúc Quý vị thật nhiều sức khỏe, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!
0 notes
Text
Tại sao mẹ sau sinh bị đau đầu?
Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể kéo dài đến 6 tuần kể từ khi em bé chào đời. Tìm hiểu nguyên nhân đau đầu sau sinh và cách cải thiện nhanh chóng, hiệu quả lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh bú mẹ.
Xem thêm: các loại dha cho mẹ sau sinh giúp bổ sung dha cho con bú qua sữa mẹ
Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị đau đầu
Phụ nữ sau sinh bị đau đầu thường do các nguyên nhân sau:
Nồng độ hormone estrogen trong máu bị giảm mạnh đột ngột làm tăng áp lực cho thành mạch máu khiến sản phụ bị đau đầu. Cơ thể mất nhiều máu trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh mổ, gây thiếu máu sau sinh khiến sản phụ bị đau đầu. Sản phụ sinh mổ phải gây tê màng cứng bị rò dịch não tủy gây đau đầu. Sản phụ có tiền sử đau đầu khi mang thai và tiếp tục bị đau đầu trong giai đoạn hậu sản. Sản phụ bị lo âu, căng thẳng, stress sau sinh do nhiều lý do khác nhau cũng thường xuyên cảm thấy đau đầu.
Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Những yếu tố làm tăng nguy cơ sản phụ bị đau đầu sau sinh gồm có:
Mang thai sau 35 tuổi. Phụ nữ có tiền sử bị đau nửa đầu, đau cả đầu, mắc bệnh lý liên quan đến não bộ, hệ thần kinh, máu, tim mạch. Những người hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích. Sản phụ gặp nhiều áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản. Sản phụ ép giảm cân sau sinh quá sớm khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng Sản phụ không uống viên sắt cho mẹ sau sinh, không bổ sung đủ sắt,bị thiếu máu thiếu sắt, giảm lượng oxy cung cấp cho não bộ gây đau đầu.
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Cách khắc phục cơn đau đầu sau sinh
Nếu bạn chỉ bị đau đầu ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và không đi kèm các biểu hiện nghiêm trọng nào, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn thực hiện một số biện pháp cải thiện tình trạng đau tại nhà an toàn mà không cần sử dụng thuốc như:
Ngủ đủ 7 – 10 giờ mỗi ngày nhưng không ngủ trưa quá 1 giờ để buổi chiều không thấy mệt mỏi. Phòng ngủ cần yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, không có quá nhiều thiết bị điện tử. Chườm nóng hoặc lạnh đều giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu, giảm đau đầu khá hiệu quả. Mẹ sau sinh có thể chườm lên trán, thái dương, cổ để giảm bớt mức độ đau cũng như nhanh chóng hết đau. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất với tỉ lệ phù hợp, theo sở thích ăn uống. Mẹ sau sinh có thể chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để không bị đói dẫn đến hạ đường huyết gây đau đầu. Uống đủ nước mỗi ngày. Các loại nước tốt cho mẹ sau sinh gồm có nước lọc, nước ép trái cây tươi,… Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga, nước đóng chai và cần hạn chế uống trà, cà phê, sô cô la là những đồ uống có chứa caffeine có thể khiến sản phụ khó ngủ gây đau đầu do thiếu ngủ. Nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng, stress, trầm cảm gây đau đầu. Có thể kết hợp nghỉ ngơi với ngâm chân, massage vùng vai, gáy, đầu, gan bàn chân để tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu nhanh hơn. Thường xuyên uống sữa tươi, ăn khoai tây, quả anh đào, dâu tây và dâu tằm trắng,… giúp giảm đau đầu sau sinh. Các thực phẩm giàu sắt cho mẹ cho con bú như thịt bò nạc, bông cải xanh, măng tây, mía,… giúp hạn chế thiếu máu thiếu sắt, ngăn ngừa đau đầu do não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy. Bổ sung sắt bằng đường uống để ngăn ngừa và cải thiện chứng thiếu máu thiếu sắt gây đau đầu. Tìm hiểu uống viên sắt trước hay sau ăn, uống hàm lượng bao nhiêu một ngày, … để tối ưu hiệu quả bổ sung sắt. Tập các bài thể dục phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… để tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu cho mẹ sau sinh hiệu quả. Sử dụng các loại thảo dược cải thiện chứng đau đầu như uống trà gừng, uống trà hoa cúc mật ong hoặc các bài thuốc Đông y giúp điều trị đau đầu an toàn, hiệu quả. Uống thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, đau đầu sau sinh là hiện tượng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mẹ không nên chủ quan nếu biểu hiện thường kéo dài, khó dứt bệnh.
0 notes
duybrandembarrassed · 1 month ago
Text
ÁO SƠ MI BALENCIAGA SIÊU CẤP PHONG CÁCH MỚI NHẤT 2022 SẢN PHẨM ĐANG ĐƯỢC SĂN ĐÓN NHIỀU NHẤT VẢI LỤA MỀM MẠI THOẢI MÁI HAI MÀU ĐEN TRẮNG
Phong cách graffiti hoa cổ điển đang trở thành xu hướng nổi bật trong mùa xuân và mùa hè này. Balenciaga siêu cấp Với chất liệu vải mỏng co giãn bốn mặt, sản phẩm mang lại cảm giác thoải mái và mềm mại cho người mặc. túi xách hàng hiệu siêu cấp Cúc in logo Balenciaga không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tinh tế của thương hiệu, giúp chiếc áo trở nên nổi bật hơn trong bộ sưu t��p.
Thiết kế này phù hợp cho cả nam và nữ, dễ dàng mix với nhiều trang phục hàng ngày khác nhau. BalenciagaDù là đi dạo phố hay tham gia các buổi tiệc tùng, bạn sẽ luôn cảm thấy tự tin và thoải mái. Quy trình sản xuất hàng đầu đảm bảo chất lượng từ chất liệu đến thiết kế, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm hoàn hảo và thời trang. Đây thực sự là một món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của bạn trong mùa này.
https://www.duybrand.com/goods-99252.html ÁO SƠ MI BALENCIAGA SIÊU CẤP PHONG CÁCH MỚI NHẤT 2022 SẢN PHẨM ĐANG ĐƯỢC SĂN ĐÓN NHIỀU NHẤT VẢI LỤA MỀM MẠI THOẢI MÁI HAI MÀU ĐEN TRẮNG
Tumblr media
▼INFORMATION▼ kích thước chất liệu màu sắc
S 108 72 62 45.5.
M 112 74 63 47
L 118 76 65 48.5
XL 122 78 66 50
printed fabric
Đen trắng 
▼thông tin chia sẻ thêm▼
chào mừng đến với www.duybrand.com。          ▲Thành viên mới đăng ký có thể được hưởng các dịch vụ ưu đãi khác nhau。 ▲Chúng tôi sẽ luôn gửi email cảm ơn đơn hàng và email xác nhận đơn hàng cho khách hàng kể từ ngày đặt hàng đến ngày làm việc tiếp theo。 ▲Một số khách hàng không nhận được địa chỉ email của chúng tôi là do đã bị máy chủ đưa vào thư mục thư rác。 ▲Nếu không nhận được Email,các chi tiết xin vui lòng liên hệ [email protected],hoặc Kết Bạn qua Zalo để tư vấn sản phẩm một cách nhanh chóng nhất。 https://duybrandand2.blogspot.com/ https://www.tumblr.com/duybrandanother https://www.tumblr.com/duybrandanything
0 notes
dangchinhcosmetics · 2 months ago
Text
 Sữa Tắm Trắng Da Cánh Hoa Cúc Vạn Thọ Weilaiya - Bí Quyết Cho Làn Da Trắng Mịn Như Sương 
Tumblr media Tumblr media
Thành phần từ thiên nhiên: Chiết xuất từ cánh hoa cúc vạn thọ giàu vitamin và khoáng chất, giúp nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mềm mại mà không gây kích ứng.
Làm trắng da an toàn: Công thức độc quyền của Weilaiya giúp loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da, mang lại làn da rạng rỡ và đều màu.
Dưỡng ẩm sâu: Giúp da luôn ẩm mịn suốt cả ngày dài mà không bị khô ráp.
Hương thơm dễ chịu: Hương hoa cúc tự nhiên nhẹ nhàng, dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn sau mỗi lần sử dụng.
Tumblr media
Hiệu quả dưỡng trắng vượt trội chỉ sau vài tuần sử dụng.
Thành phần an toàn, không chứa paraben và chất gây hại.
Phù hợp cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.
Tumblr media Tumblr media
#Weilaiya #SữaTắmTrắngDa #CúcVạnThọ #DưỡngTrắngAnToàn #LànDaRạngRỡ #TựTinTỏaSáng #DưỡngDaTrắngMịn #SảnPhẩmTừThiênNhiên #ChămSócDaMỗiNgày #Skincare #BodyCare
0 notes
daupiecc · 2 months ago
Text
Bàn tay em là chất thôi miên
Cùng một buổi chiều mình nhận được tin nhắn từ Nghĩa và anh Nhật. Nội dung tất nhiên khác hẳn nhau, tuy nhiên cả hai đều khiến mình tự hỏi không biết họ đang cố gắng duy trì cuộc trò chuyện với mình để làm gì bởi mình nghĩ bản thân không thể đáp ứng được những gì họ muốn nữa. Chính Nghĩa cũng bảo mình cậu thôi khiến tớ trauma vậy là đủ rồi. Anh Nhật đăng một cái note với nội dung "I've tried my best to make you see: there's hope beyond pain". Cả hai đều đã khá nhức nhối bởi sự điên loạn cứng đầu của mình. Tại sao mọi người vẫn còn ở đây vậy?
Tự dưng hôm nọ thấy Nghĩa thả tim story làm mình phải chuyển chế độ hiện diện sang bạn bè, cũng xoá luôn link tumblr trên wall. Ổ bánh mì hoa cúc đầu tiên đã bị véo gần hết. Mình đã uống hai trên tổng số bốn vị trà. Hai hôm nay mình đều uống trước khi đi ngủ, không hề mơ thấy gì, ngủ như chết (tuy nó không thể đánh bại cơn căng cơ). Gói trà mang tên hạnh phúc từ một người không biết hạnh phúc là gì. Ở Nghĩa có rất nhiều sự mỉa mai nhưng lại vô cùng dễ hiểu. Thí dụ như một trong những bài hát Nghĩa lảm nhảm nhiều nhất là 'Xin Lỗi' trong khi mình phải 'nhờ' Nghĩa xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Một cái máy biết cảm ơn những lời châm biếm nhưng không thể nói câu xin lỗi vì đã không giữ được thứ ranh giới nửa vời. May mắn là sự vô tâm của Nghĩa đã không mang đến một dòng hồi âm nào kể từ lá thư ở Toulouse. Hình như trong khoảng tháng Tám mình không viết nhiều nên Nghĩa không có thói quen check tumblr nữa, với suy nghĩ ấy giờ mình viết cũng thoải mái hơn trên này.
Tumblr media
Nay mình hẹn Ngami ở xưởng gốm nhờ em thị phạm vài đường cơ bản. Giờ nghĩ lại chẳng nhớ được gì mấy, chỉ còn câu Ngami thủ thỉ trong lúc xây thành: “Em thích ném đất vì đất khoan dung lắm, mình có sai thì vẫn sửa được". Cái mình nghĩ người mà cũng được như đất thì tốt. Mình nhắn cho anh Nhật, hỏi nay anh có đi học không, em muốn nói chuyện. Sâu xa hơn, ý mình chính là em không muốn ngày mai sau khi đóng quán, khi đã cạn năng lượng vậy rồi mà còn phải bóp chết tình yêu của anh. Anh hẹn ra thư viện, vẫn chỗ quen hai đứa hay ngồi chơi cờ.
Giây phút anh đặt tay lên vai mình, mình cảm thấy bản thân là một bản thể nhơ nhuốc và rẻ mạt nhất từng xuất hiện giữa thế giới loài người.
Mình cảm nhận được bàn tay của những thằng đàn ông từng bước qua đời mình tát lên vô số mảng da dưới lớp quần áo ngày hôm nay. Một cơn rùng mình vuốt qua gáy với tốc độ rất nhanh, khiến mình hơi giãy khỏi bàn tay anh, một sự giãy không đáng kể. Hai mươi ba tuổi phải chăng là cái mốc đầu tiên em biết cách nói 'không' với sự động chạm từ người khác giới? Anh Nhật không nhận ra, vẫn cẩn thận tìm tay mình để nắm. Chỉ vài phút nữa mình sẽ phải tập trung vào anh, chỉ mình anh mà thôi. Hãy tạm nuốt sự buồn nôn của em xuống đi, em rất giỏi làm điều đấy mà.
Tumblr media
Khi ngồi viết những dòng này, mình chỉ nghĩ thật may khi anh Nhật sẽ không bao giờ được biết đến khoảng tối vô hạn bất hạnh này.
Rất nhanh thôi, anh sẽ hôn lên tóc một người con gái khác, bắt metro lên đợi bạn ấy tan ca, dẫn bạn ấy đi mua những thứ mà trước giờ bạn ấy lười làm cho bản thân mình. Mỗi lần đi ăn anh sẽ gọi hai loại đồ uống theo ý bạn ấy vì anh muốn bạn ấy được thử cả hai cốc. Mỗi lần gặp nhau anh sẽ thì thầm "anh nhớ em quá" trong lúc bạn ấy hít hà mùi của anh trong vòng tay. Em ghen tị lắm, thật đấy, từ đáy lòng mình, nhưng không phải với người sẽ được hưởng toàn bộ sự nuông chiều của anh. Em ganh với thứ tình cảm tích cực, trong sáng, tinh tế như một tờ giấy trắng, thứ mà em biết mình không bao giờ có được. Với em nó là thứ tình yêu chưa kịp nở đã bị giẫm nát. Trớ trêu thay, cho đến bây giờ em vẫn còn ngồi nhìn cái chậu đất mốc meo, nghĩ rằng biết đâu có ngày được nhìn thấy một mầm sống.
Anh ơi, em sợ mình không sống nổi đến ngày đấy. Ngày lũ người làm em tổn thương đột nhiên không còn quan trọng nữa, bởi tình yêu của em đã đến. Đáng buồn là giờ trong đầu em vẫn còn vang vọng tiếng nói của nhiều người, vậy nên anh phải đi thôi.
Cho đến cuối cùng anh vẫn hỏi mình "Em suy nghĩ lại đi được không?". Mình chỉ biết lắc đầu nguầy nguậy. Anh à, chắc anh không biết để nghĩ ra được ngần này câu tạm biệt với em cũng đủ chết rồi. Bắt em nghĩ lại lần nữa chắc em tiêu thật mất. Có người chỉ hỏi em có ba câu đã để em đi rồi kia kìa. Cũng thật kì khi vừa mấy ngày trước ở với một thằng nhóc chẳng quan tâm bạn khóc hay không không làm bạn hài lòng, giờ đây khi đứng cạnh một người đàn ông không muốn đánh mất bạn, bạn cũng chẳng ưng ý là bao. Mình khó chiều đến mức này rồi? Phụ nữ thật đáng sợ.
Trong lúc ngồi nói chuyện, chúng mình nắm tay nhau, anh Nhật cứ loay hoay động vào da từng ngón tay của mình, lặp đi lặp lại như bị thôi miên. Cử chỉ ấy cho mình biết người này đang căng thẳng và khó xử như thế nào. Mình thấy hơi khó chịu nên khẽ rụt lại, thi thoảng lại hà hơi vào lòng bàn tay. Đậu ơi, nếu bàn tay em thực sự có chất thôi miên, em nên cân nhắc đến việc rút hết những kí ức về em trong đầu ảnh ra, để ảnh quay về làm một tờ giấy trắng.
0 notes